Bài thuốc hay và đơn giản
  • Thuốc lợi thủy thẩm thấp

    Thuốc lợi thủy thẩm thấp là những thuốc có tác dụng lợi niệu nhằm mục đích bài tiết thủy thấp ra ngoài. Đa số các vị thuốc này là vị đạm tính bình. Cần phân biệt với các thuốc trục thủy là những vị thuốc có tác dụng mạnh đưa nước ra bằng hai con đường tiểu tiện và đại tiện.

    Giảng viên:  TS. Lê Thị Thanh Nhạn
    Trưởng Khoa Thận – Tiết niệu Bệnh viện Tuệ Tĩnh
     Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam


    1. Đại cương

    1.1. Định nghĩa


    Thuốc lợi thủy thẩm thấp là những thuốc có tác dụng lợi niệu nhằm mục đích bài tiết thủy thấp ra ngoài. Đa số các vị thuốc này là vị đạm tính bình. Cần  phân biệt với các thuốc trục thủy là những vị thuốc có tác dụng mạnh đưa nước ra bằng hai con đường tiểu tiện và đại tiện.

     


    1.2. Ứng dụng lâm sàng

    - Viêm bàng quang cấp.
    - Viêm thận cấp.
    - Sỏi thận.
    - Phù dị ứng.
    - Tỳ hư thấp trệ.
    - Viêm gan siêu vi trùng.
    - Đau các khớp.

    1.3. Các điểm cần lưu ý


    1* Các thuốc lợi niệu thẩm thấp nhằm giải quyết một số biện pháp điều trị và giải quyết một số khâu bệnh sinh nên phải kết hợp với các thuốc chữa nguyên nhân.
    Ví dụ: Viêm nhiễm phải kết hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc, hoàng đản phải kết hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp…
    2* Căn cứ vào lý luận YHCT, cơ chế lợi niệu do các bộ phận toàn thân phụ trách nên phải căn cứ vào hoạt động các tạng phủ từng tình trạng bệnh tật mà có sự phối hợp thuốc mới đạt kết quả lợi niệu.
    -Những bệnh do khí hóa của bàng quang kém nên đi tiểu ít phải kết hợp với quế chi, thông khí lợi niệu.
    -Tỳ chủ về khí hóa ở trung tiêu nên có trường hợp phải kiện tỳ phải là ích khí lợi niệu.
    -Khí chủ ở thượng tiêu, khi phù từ ngực hông trở lên phải dùng thuốc tuyên phế lợi niệu.
    -Thận chủ về thủy hỏa, trong một số trường hợp thận dương hư, tướng hỏa suy yếu ảnh hưởng đến tỳ dương, trường hợp này phải bổ thận dương.
    -Tóm lại, phải căn cứ vào cơ chế phát sinh bệnh theo thuyết ngũ hành và thuyết tam tiêu.
    - Khi sử dụng thuốc lợi niệu phải chú ý những điểm sau cần dùng trong trường hợp bí tiểu tiện do tân dịch hao mòn.
    - Trong trường hợp phù do suy dinh dưỡng không nên dùng mạnh các thuốc này mà phải kết hợp dùng thuốc bổ dương theo cơ chế trên.
    - Hoạt tinh di tinh do thấp nhiệt không nên sử dụng các loại thuốc này.

    2. Các vị thuốc có ở trong nước thường dùng

     


    2.1. Trạch tả


    -Tên khoa học là Alisma phantago aquatica, họ trạch tả (alismatacea).
    -Là củ của cây trạch tả, còn gọi là cây mã đề nước.
    -Vị ngọt, mặn, tính lạnh, quy kinh thận, bàng quang.
    -Tác dụng lợi thủy thẩm thấp, tả tướng hỏa.
    -Chữa các bệnh viêm bàng quang, viêm thận, viêm ngoại tâm mạc, ỉa chảy co thắt, âm hư gây hỏa vượng, di tinh.
    -Liều dùng: 8-16g
    Chú thích: Trạch tả, mộc thông đều là thuốc thẩm thấp lợi niệu nhưng trạch tả dùng trong bệnh ở thận, mộc thông bệnh ở tâm.

    2.2. Sa tiền tử


    -Tên khoa học là Plantago asiatica họ Plantaginacea.
    -Cây mã đề, bộ phận dùng làm thuốc là hạt sa tiền tử và cây mã đề.
    -Vị ngọt, tính lạnh, vào kinh can, thận, tiểu trường.
    -Tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, thanh can minh mục,   hoạt thai.
    -Chữa các bệnh viêm bàng quang, ỉa chảy do thấp, viêm kết mạc, thị lực giảm, hoạt thai (đẻ khó).
    -Liều dùng: 4-12g.
    -Cấm kỵ: Không có thấp nhiệt cấm dùng.
    -Chú thích: Sa tiền tử và sa tiền thảo tác dụng gần giống nhau sa tiền thảo dùng trong thanh nhiệt giải độc.

    2.3. Mộc thông


    -Tên khoa học là Akebia quinita họ mộc thông.
    -Vị đắng, tính lạnh, đi vào kinh tâm, tiểu trường, bàng quang.
    -Tác dụng giáng tâm hỏa, thanh lợi tiểu trường, thanh thấp nhiệt bàng quang.
    -Chữa viêm bàng quang, tắc tia sữa, bế kinh.
    -Liều dùng: 6-12g.
    -Cấm kỵ: Hoạt tinh, khí nhược, phụ nữ có mang dùng phải thận trọng.
    -Chú thích: Tâm kinh có nhiệt dùng tê giác, hoàng liên hay dùng thêm mộc thông hiệu lực tăng thêm nhiều, dẫn nhiệt ở tâm kinh ra đường tiểu tiện.

    2.4. Ý dĩ nhân

    -Tên khoa học là Coix lachyama jobi linca thuộc họ lúa.
    -Là hạt bo bo.
    -Vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, phế.
    -Chữa các bệnh viêm khớp, bồi dưỡng cơ thể, kiện tỳ lợi niệu, áp xe phổi.
    -Liều dùng: 8-40g.
    -Cấm kỵ: Tân dịch thiếu gây táo, phụ nữ có thai.

    2.5. Hoạt thạch


    -Là bột tale.
    -Vị ngọ, tính lạnh, vào vị và bàng quang.
    -Chữa các bệnh viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, đái đục đái ra dưỡng chấp, sỏi thận, hoạt thai, đẻ khó.

    2.6. Tỳ giải


    -Tên khoa học là Smilaxchina họ liliaceaac.
    -Là củ kim cang
    -Vị đắng, tính bình vào can, vị
    -Tác dụng thẩm thấp lợi niệu kiện tỳ
    -Chữa các bệnh đái đục, đái ra dưỡng chấp, thấp khớp, trừ mụn nhọt.
    -Liều dùng: 6-12g.
    -Cấm kỵ: Âm hư thận hư.

    2.7. Đăng tâm


    -Là cỏ tim bấc.
    -Vị ngọt đậm, tính hàn vào tâm, phế, tiểu trường.
    -Tác dụng lợi niệu, lương huyết, thanh nhiệt.
    -Chữa các bệnh viêm bàng quang, phù thận, sốt cao buồn phiền, ít sữa hoặc tắc sữa.
    -Liều dùng: 2-3g.
    -Cấm kỵ: Hư thoát, tiểu tiện không cầm.

    2.8. Kim tiền thảo


    -Tên khoa học là Hedysarum styracifolium họ segumivore.
    -Là cây vẩy rồng, mắt trâu.
    -Vị hơi mặn, tính bình vào can, đởm, thận, bàng quang.
    -Tác dụng lợi thủy thông lâm.
    -Chữa các bệnh sỏi thận, sỏi mật và gan, chữa mụn nhọt viêm đường dẫn mật.
    -Liều dùng: 40g

    2.9. Phòng kỷ

    -Tên khoa học là sinomenium acutum họ phòng kỷ.
    -Vị rất cay, đắng, tính lạnh, vào kinh bàng quang.
    -Tác dụng thấp nhiệt ở huyết phận, lợi thủy trừ thấp.
    -Chữa các bệnh viêm thận, phù do thiếu vitamin B1, khu phong trừ thấp, chữa mụn  nhọt.
    -Liều dùng: 6-12g.
    -Cấm kỵ: Âm hư.

    2.10. Đậu đỏ (xích tiểu đậu)


    -Tên khoa học là Rhasolus angularis.
    -Vị ngọt, chua, tính bình, vào kinh tâm, tiểu trường.
    -Tác dụng lợi thủy thẩm thấp.
    -Chữa các bệnh phù thận, mụn nhọt, thấp khớp.
    -Liều dùng: 12-40g.

    2.11. Thông thảo


    -Tên khoa học là Asalia papyrifera Hiik họ ngũ gia bì.
    -Vị đạm, tính hàn, vào kinh phế, vị.
    -Tác dụng lợi niệu thông lâm.
    -Chữa các bệnh lợi sữa, lợi niệu, giảm nôn do vị nhiệt.
    -Liều dùng: 3-6g.
    -Cấm kỵ: Khí hư không dùng.
    -Chú thích: Thông thảo và mộc thông giống nhau nhưng mộc thông đắng lạnh tiết giáng mạnh, thông thảo cam đạm giáng tiết hòa hoãn.

    3. Một số vị thuốc nhập


    3.1. Phục linh

    -Tên khoa học là Pochyma cocos Fres Poria Cocos Woff họ nấm lỗ.
    -Trên thị trường có mấy loại
    -Bạch linh là nấm thông trắng, xích linh loại đỏ, phục thần cùng loại với bạch linh, nấm này mọc quanh rễ do -đó giữa có lõi rễ thông, vỏ gọi là phục linh bì.
    -Vị ngọt, tính bình, vào tâm, tỳ, phế, thận.
    -Tác dụng lợi niệu thẩm thấp, bổ tỳ an thần.
    -Chữa các bệnh viêm thận, ăn uống kém, suy nhược thần kinh.
    -Liều dùng: 8-16g.
    -Cấm kỵ: Đi tiểu quá nhiều.
    -Chú ý: Phục linh có tác dụng bổ tâm tỳ, xích linh thanh lợi thẩm thấp, phục thần an thần.

    3.2. Trư linh


    -Tên khoa học Polyporus urubellatus Fries họ nấm lỗ.
    -Vị cam, đạm, tính bình, vào thận bàng quang.
    -Tác dụng lợi niệu thẩm thấp, thẩm thấp chỉ tả, bổ âm chỉ khát.
    -Chữa các bệnh viêm thận, viêm bàng quang, ỉa chảy do thấp, bồi dưỡng cơ thể khi âm hư.
    -Liều dùng: 8-16g.
    -Cấm kỵ: Tỳ vị hư nhược không nên dùng.
     

TIN TỨC KHÁC
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374