Chuyên đề y học
  • Y học cổ truyền chữa phù trong các bệnh lý về thận-tiết niệu (thủy thũng)

    Thủy thũng là ứ đọng thủy dịch trong cơ thể, lan tràn cơ phu, biểu hiện một loại bệnh chứng đặc trưng với các biểu hiện phù đầu mặt, mí mắt, tứ chi, bụng lưng, thậm chí phù toàn thân.

    TS. Lê Thị Thanh Nhạn
    Trưởng Khoa Thận – Tiết niệu Bệnh viện Tuệ Tĩnh
     Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam


    Thủy thũng là ứ đọng thủy dịch trong cơ thể, lan tràn cơ phu, biểu hiện một loại bệnh chứng đặc trưng với các biểu hiện phù đầu mặt, mí mắt, tứ chi, bụng lưng, thậm chí phù toàn thân.
    Thủy thũng trong y học hiện đại là triệu chứng của rất nhiều bệnh, bao gồm phù do thận, phù do tim, phù do gan, phù do dinh dưỡng, phù chức năng, phù do rối loạn nội tiết dẫn đến…. Thủy thũng luận cập đến trong bài này chủ yếu về phù do thận, bao gồm viêm cầu thận cấp mạn tính, hội chứng thận hư, viêm cầu thận thứ phát…

    1. Nguyên tắc điều trị


    Phát hãn, lợi niệu, tả hạ, trục thủy là 3 nguyên tắc cơ bản điều trị thuỷ thũng. Dương thủy lấy trừ tà làm chính, nên dùng phát hãn, lợi niệu, hoặc công trục, đồng thời phối hợp phép thanh nhiệt giải độc, lí khí hóa thấp; âm thủy lấy phù chính làm chính, kiện tỳ ôn thận, đồng thời phối hợp với phép lợi thủy, dưỡng âm, hoạt huyết, trừ ứ. Đối với hư thực hiệp tạp, ắt nên kiêm cố hoặc tiền công hậu bổ, hoặc công bổ kiêm thi.

    2. Phân loại chứng trị

    2.1. Dương thủy

    1* Chứng phong thủy tương bác


    Phù mí mắt, tứ chi và toàn thân, phát bệnh nhanh, sợ lạnh, phát sốt, khớp chi mỏi đau, tiểu tiện bất lợi. Vị thuốc thường dùng: ma hoàng, hạnh nhân, phòng phong, phù bình, bạch truật, phục linh, trạch tả, sa tiền tử, thạch cao, tang bạch bì, hoàng cầm.

    2* Chứng thấp độc (Chứng thấp độc phạm dâm)


    Phù mí mắt, dần phù đến toàn thân, đái ít sắc đỏ, người phát  mụn nhọt, thậm chí lở loét nhiễm trùng có mủ, sợ gió phát sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác hoặc hoạt sác. Vị thuốc thường dùng: ma hoàng, hạnh nhân, tang bạch bì, xích tiểu đậu, ngân hoa, dã cúc hoa, bồ công anh, tử hoa địa đinh, tử bối thiên quý.

    3* Chứng thủy thấp phạm hội


    Phù toàn thân, phù rõ 2 chi dưới, ấn không lõm, tiểu tiện ngắn ít, tứ chi nặng nề, ngực ngột ngạt khó thở, ăn kém, mệt mỏi nhiều, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch trầm hoãn, khởi bệnh tương đối chậm, quá trình bị bệnh kéo dài. Vị thuốc thường dùng: tang bạch bì, trần bì, đại phúc bì, phục linh bì, sinh khương bì, thương truật, hậu phác, trần bì, thảo quả, quế chi, bạch truật, phục linh, trư linh, trạch tả.

    4* Chứng thấp nhiệt ung thịnh


    Phù toàn thân, bì phu căng phồng sáng bóng, ngực bụng đầy chướng khó chịu, phiền nhiệt miệng khát, tiểu tiện ngắn đỏ, hoặc đại tiện khô kết, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch trầm sác hoặc nhu sác.    Vị thuốc thường dùng: khương hoạt, tần giao, phòng phong, đại phúc bì, phục linh bì, sinh khương bì, trư linh, bạch linh, trạch tả, mộc thông, tiêu mục, xích tiểu đậu, hoàng bá, thương lục, binh lang, sinh đại hoàng.

    2.2. Âm thủy


    1* Chứng tỳ dương hư suy


    Phù toàn thân lâu ngày, phù nửa người dưới nặng, ấn lõm không dễ hồi phục, bụng đầy trướng khó chịu, ăn kém đại tiện lỏng, sắc mặt không sáng, tinh thần mệt mỏi không có sức, tứ chi mỏi mệt, tiểu tiện ngắn ít, chất lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng bẩn hoặc trắng hoạt, mạch trầm hoãn hoặc trầm nhược. Vị thuốc thường dùng: can khương, phụ tử, thảo quả nhân, quế chi, bạch quả, phục linh, chích cam thảo, sinh khương, đại táo, phục linh, trạch tả, sa tiền tử, mộc qua, mộc hương, hậu phác, đại phúc bì.

    2*. Chứng thận dương suy vi


    Phù tái phát thời gian ngắn dài không cố định, phù mặt phù thân, phù nửa người dưới nặng, ấn lõm khó lên, nước tiểu ít hoặc ngược lại là nhiều, lưng lạnh đau mỏi, tứ chi lạnh, sợ lạnh người mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch, nặng thì ngột ngạt khó thở trong ngực, khó nằm, bụng to trướng đầy, chất lưỡi đạm bệu, rêu trắng, mạch trầm tế trì vô lực. Vị thuốc thường dùng: phụ tử, nhục quế, ba kích nhục, tiên linh tỳ, bạch truật, phục linh, trạch tả, sa tiền tử, ngưu tất.

    3* Chứng ứ thủy hỗ kết


    Phù kéo dài không lui, phù xu thế nặng nhẹ không cố định, tứ chi hoặc toàn thân phù thũng, phù 2 chi dưới là chính, bì phu có ban ứ, eo lưng đau kích thích, hoặc kèm theo đái máu, lưỡi tím tối, rêu trắng, mạch trầm tế sáp. Vị thuốc htường dùng: đương quy, xích thược, xuyên khung, đan sâm, ích mẫu thảo, hồng hoa, lăng tiêu hoa, lộ lộ thông, đào nhân, quế chi, phụ tử, phục linh, trạch tả, satiền tử.

    Thông thường mà nói, dương thủy dễ tiêu, âm thủy khó trị. Mụn nhọt, ăn uống không điều độ dẫn đến phù thũng. Điều trị đúng, thủy thũng có thể hy vọng chữa khỏi. Nếu âm thủy lâu ngày, dẫn đến chính khí đại hư, chức năng phế, tỳ, thận, tam tiêu nghiêm trọng tổn thương, khó điều trị khỏi, mà thường dễ chuyển biến thành các chứng suy tim, suy thận, tăng huyếta áp (quan cách, long bế, hung tý, tâm quý, huyễn vựng)….
     

TIN TỨC KHÁC
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374