Chuyên đề y học
  • Thuốc nhuận tràng

    Nhóm thuốc này phần lớn là thực vật là hạt, chứa nhiều dầu, vị ngọt tính nhuận, phần lớn quy kinh tỳ, đại tràng, có thể nhuận hoạt đại tràng.

    Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
    Khoa thận-Tiết niệu
    Chương trình Câu lạc bộ Thăng Long


    Nhóm thuốc này phần lớn là thực vật là hạt, chứa nhiều dầu, vị ngọt tính nhuận, phần lớn quy kinh tỳ, đại tràng, có thể nhuận hoạt đại tràng.

    1. Hỏa ma nhân

     


    -Tên khoa học: Cannabis sativa L.
    -Vị ngọt, tính bình. Quy kinh tỳ, vị, đại tràng.
    -Tác dụng: nhuận tràng thông tiện.
    -Chữa tràng táo tiện kết.
    -Liều dùng: 10-15g.

    2. Uất lí nhân

     


    -Tên khoa học: P. japonica Thunb.
    -Vị cay, đắng, ngọt, tính bình. Quy kinh tỳ, đại tràng, tiểu tràng.
    -Tác dụng: nhuận tràng thông tiện, lợi thủy tiêu thũng.
    -Chữa tràng táo tiện kết, chữa thủy thũng chướng mãn, chân phù thũng.
    -Liều dùng: 6-12g.
    -Chú ý: nữ có thai dùng thận trọng.

    3. Hạt tùng

    -Tên khoa học: Pinus koraiensis Sieb. Et Zucc.
    -Vị ngọt, tính ôn. Quy kinh phế, can, đại tràng.
    -Tác dụng: nhuận tràng thông tiện, nhuận phế chỉ khái.
    -Chữa tràng táo tiện bí, chữa phế táo ho khan.
    -Liều dùng: 5-10g.
    -Chú ý: tỳ hư tiện lỏng thấp đàm không dùng.
     

TIN TỨC KHÁC - Y học cổ truyền chữa phù trong các bệnh lý về thận-tiết niệu (thủy thũng)
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374