Hội chứng thận hư
  • Điều trị

    Vị thuốc thường dùng: hoàng kỳ 30g, phòng kỷ 12g, bạch truật 12g, hậu phác 12g, trần bì 9g, thương truật 9g, trư linh 30g, phục linh 20g, trạch tả 30g, ích mẫu 30g.

    1. YHCT điều trị

     



    (1) Tỳ thận khí hư, thủy thấp nội đình


    -Triệu chứng: sắc mặt thiếu sáng hoặc vàng xấu, mệt mỏi không có sức, phù nhẹ, ăn kém, đại tiện lỏng, sau ăn cảm giác bụng chướng, đau mỏi lưng, tiểu ngắn ít, lưỡi đạm bệu, rêu lưỡi trắng bẩn hoặc trắng mỏng, mạch trầm tế hoặc trầm hoãn vô lực.
    -Pháp điều trị: bổ ích tỳ thận, ích khí lợi thủy.
    -Phương thường dùng: phòng kỷ hoàng kỳ thang, vị linh thang.
    -Vị thuốc thường dùng: hoàng kỳ 30g, phòng kỷ 12g, bạch truật 12g, hậu phác 12g, trần bì 9g, thương truật 9g, trư linh 30g, phục linh 20g, trạch tả 30g, ích mẫu 30g.

    (2) Tỳ thận dương hư, thủy thấp lan tràn


    -Triệu chứng: tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh chân tay lạnh, phù tương đối nặng, phù chủ yếu 2 chi dưới, lưng. Có thể kèm tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi, lưng gối lạnh đau, bụng chướng ăn kém, tiểu ngắn ít, chất lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng bẩn hoặc trắng mỏng, mạch trầm tế.
    -Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, lợi thủy tiêu thũng.
    -Phương thường dùng: chân vũ thang, thực tỳ ẩm, ngũ linh tán.
    -Vị thuốc thường dùng: phụ tử chế 15g, phục linh 20g, bạch truật 15g, bạch thược 20g, sinh khương 9g, trư linh 30g, trạch tả 30g, quế chi 12g, ích mẫu 30g.
    -Nếu dương hư nặng, gia tiên mao, tiên linh tỳ; nếu bụng chướng ăn kém sợ lạnh nôn, có thể dùng thực tỳ ẩm gia giảm: phụ tử chế 15g, phục linh 20g, bạch truật 15g, mộc hương 9g, thảo quả 12g, can khương 6g, hậu phác 12g, đại phúc bì 15g, trạch tả 30g, trư linh 30g, quế chi 12g, ích mẫu 30g; nếu phù kéo dài, thậm chí có tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi nhiều, có thể kiêm dùng pháp công hạ trục thủy, phương pháp của nó là dùng bột cam toại, mỗi lần 0,3-0,6g, kongxinjiaonang, sáng sớm uống lúc đói, uống vào có thể có phản ứng buồn nôn, đau bụng, đại tiện xong các biểu hiện trên giảm dần rồi hết,  do tả hạ có tác dụng mạnh, nên dùng ngắt quãng, cơ thể yếu, người già, có giãn tĩnh mạch thực quản dùng phải thận trọng.

    (3) Can thận âm hư, thấp nhiệt ứ đọng

    -Triệu chứng: phù mặt phù 2 chi dưới, chóng mặt ù tai, lưng gối mỏi mềm, tâm phiền ngủ ít, miệng khô đắng, họng khô miệng táo, hoặc đau họng thường xuyên tái phát, tiểu ngắn ít, đại tiện bí kết, chất lưỡi hơi đỏ, mạch huyền tế, hoặc huyền hoạt sác.
    -Pháp điều trị: tư dưỡng can thận, thanh lợi thấp nhiệt.
    -Phương thường dùng: tri bá địa hoàng thang, trư linh thang.
    -Vị thuốc thường dùng: tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, thục địa 18g, hoài sơn 18g, sơn thù 12g, đan bì 9g, phục linh 18g, trạch tả 20g, a giao 12g, hoạt thạch 20g, nữ trinh tử 15g, cỏ nhọ nồi 18g.

    (4) Tỳ thận lưỡng hư, thủy ứ trở trệ


    -Triệu chứng: sắc mặt tối, phù to toàn thân, đau đầu chóng mặt, đau lưng mệt mỏi, ăn kém ăn ít, hoặc đau lưng như kích thích, đau cố định một chỗ, có thể kèm đái máu, chất lưỡi tím tối, hoặc có điểm xuất huyết, mạch huyền tế hoặc huyền sáp.
    -Pháp điều trị: bổ tỳ thận, hóa ứ lợi thủy.
    -Phương thường dùng: đương quy thược dược tán, quế chi phục linh hoàn.
    -Vị thuốc thường dùng: đương quy 12g, xích thược 18g, xuyên khung 9g, phục linh 20g, bạch truật 9g, trạch tả 20g, quế chi 9g, đào nhân 9g, ích mẫu 30g, hoàng kỳ 30g. Nếu kèm dương hư gia tiên mao 12g, tiên linh tỳ 15g; nếu kèm âm hư gia sinh địa 18g, miết giáp 30g.
    -Trên đây là điều trị theo từng giai đoạn của thủy thũng, sau khi thủy thũng đã lui bệnh nhưng vẫn còn protein niệu, cần điều trị tiếp (tham khảo phần điều trị của viêm cầu thận mạn).

    2. YHHĐ điều trị

     


    (1) Prednisolon:

    - Prednisolon, methylprednisolon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, thường dùng nhất là theo đường uống.
    1. Liều tấn công: người lớn 1mg/kg/d, trẻ nhỏ 1,5mg/kg/d, uống 1 lần vào buổi sáng ngay sau khi ăn sáng no, dùng trong 8 tuần.
    2. Giảm liều: 2 tuần giảm 10g, hoặc mỗi tuần giảm 10% liều đang dùng, giảm đến lúc người lớn 0,5mg/kg/d, có thể dùng liều thuốc của 2 ngày vào 1 lần rồi  uống cách ngày. Uống ngay sau ăn sáng no, rồi lại dần dần giảm liều, có thể giảm 5mg/2 tuần, cho đến liều duy trì.
    3. Liều duy trì: liều nhỏ nhất mà vẫn có hiệu quả điều trị, thông thường 5-10mg/d, hoặc cách ngày 10-20mg, duy trì 1 năm, rồi tiếp tục giảm liều dần cho đến khi dừng thuốc.

    (2) Thuốc ức chế miễn dịch

    Thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng tốt với những trường hợp không đáp ứng điều trị với prednisolon, nhờn thuốc prednisolon, và phối hợp điều trị với prednisolon.
    1. Cyclophosphamide: người lớn 0,1g/ ngày  hoặc cách ngày 0,2g, tiêm tĩnh mạch; uống 0,1-0,15g/ngày chia 3 lần, tổng liều 6-8g. Trẻ nhỏ mỗi ngày 2-3mg/kg cân nặng, dùng trong 8 tuần.
    Dùng cyclophosphamide có thể ảnh hưởng xấu đến tủy xương, chức năng gan, ức chế các tuyến, viêm bàng quang chảy máu, rụng tóc,… khi sử dụng thuốc cyclophosphamide cần theo dõi chặt chẽ toàn trạng, kiểm tra công thức máu và chức năng gan thường xuyên, kết hợp với prednisolon trong điều trị là tác dụng phụ giảm đi nhiều.
    2. Mycophenolate Mofetil (MMF): có khả năng ức chế con đường kinh điển tổng hợp purine, từ đó ức chế sự hình thành DNA, cuối cùng ức chế tế bào lympho T và lympho B, nhưng không độc cho gan và cốt tủy, là 1 loại thuốc  ức chế miễn dịch mới được chọn dùng, có tác dụng điều tiết rất mạnh đối với tế bào miễn dịch và dịch thể miễn dịch phát triển quá mức, có thể dùng được cho cả bệnh nhân suy thận và suy gan. Mỗi ngày dùng 1-1,5g chia 2-3 lần uống, dùng 3-12 tháng có hiệu quả.
    -Tác dụng phụ của MMF chủ yếu là làm giảm tế bào bạch cầu, rối loạn tiêu hóa, không dùng cho phụ nữ có thai, không nên dùng thuốc này đầu tiên.
    (3). Các loại thuốc khác: 
    - Thuốc chống sự tập trung tiểu cầu: dipyridamole, persantin, aspirin.
    - Thuốc điều trị tim mạch: hạ áp.
    - Thuốc lợi tiểu (lưu ý điện giải đồ), không lạm dụng thuốc lợi tiểu vì dễ gây tắc mạch do tăng tính đông máu. 
    - Bổ sung albumil, không lạm dụng truyền nhiều vì albumil có thể gây quá tải cho thận, dẫn đến xơ cứng tiểu cầu thận.
     

TIN TỨC KHÁC - Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh - Triệu chứng lâm sàng - Triệu chứng cận lâm sàng - Chẩn đoán
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374