Chuyên đề y học
  • Y học cổ truyền điều trị rối loạn cương dương do đàm, thấp ứ gây nên

    Thủy, thấp, đàm, ẩm đều là sản vật bệnh lý được sinh ra từ sự rối loạn chuyển hóa thủy dịch, còn là nhân tố gây bệnh, là đồng nguyên mà dị hành (có cùng nguồn gốc với thủy dịch nhưng không cùng đường vận hành với thủy dịch), có thể phân thành 4 loại thủy, thấp, đàm, ẩm, cũng có thể hợp lại gây bệnh thành 1 loại.

    Thủy, thấp, đàm, ẩm đều là sản vật bệnh lý được sinh ra từ sự rối loạn chuyển hóa thủy dịch, còn là nhân tố gây bệnh, là đồng nguyên mà dị hành (có cùng nguồn gốc với thủy dịch nhưng không cùng đường vận hành với thủy dịch), có thể phân thành 4 loại thủy, thấp, đàm, ẩm, cũng có thể hợp lại gây bệnh thành 1 loại. Thấp tụ thành thủy, tích thủy thành ẩm, ẩm ngưng thành đàm. Về hình thức và bản chất mà nói thì, dính và đục là đàm, trong và loãng là ẩm, mới và trong là thủy, thấp là  thủy khí khuyếch tán trong tổ chức tạng phủ. Nguồn gốc đàm ẩm và thấp đều có từ nội sinh và ngoại sinh.

     


    Nguồn gốc nội sinh phần lớn có quan hệ mật thiết với các tạng tỳ, phế, thận. Thấp tà gây bệnh, thường do phong, hàn, thử, nhiệt tương kiêm gây bệnh; đàm chứng, tùy tính chất và kiêm chứng không giống nhau của nguyên nhân gây bệnh mà phân thành thấp đàm, nhiệt đàm, táo đàm, hàn đàm, phong đàm. Đàm thấp thường tương kiêm gây bệnh, pháp điều trị là trừ thấp và trừ đàm, thuộc phép tiêu trong bát pháp. Hình thành ứ huyết chủ yếu có 2 phương diện. Một là, huyết li kinh tồn tại trong nội thể, mà hình thành ứ huyết; hai là, ngoại cảm lục dâm, lịch khí, nội thương thất tình, hoặc ẩm thực bất tiết, lao quyện, bệnhlaâu ngày, người già lão suy, dẫn đến cơ thể hư suy, khí trệ hoặc huyết hàn, huyết ứ, làm cho huyết hành bất thộng lợi mà ngưng trệ, từ đó mà sản sinh ra ứ huyết.

    Ứ huyết tức là sản vật bệnh lý, lại là nhân tố gây bệnh của nhiều loại chứng bệnh. Nhận thức về huyết ứ và phép điều trị hoạt huyết trừ ứ được ghi lại sớm nhất trong 《Nội kinh, Trọng Cảnh đã đặt nền móng, kinh qua sự phát triển của các triều đại, cho đến đời nhà Thanh đã có sự phát triển tương đối lớn. Hiện nay, nó đã có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong Trung y học, được sử dụng rộng rãi trong các khoa lâm sàng điều trị nội, ngoại, phụ, nhi, chấn thương xương khớp, ngũ quan. Bệnh của RLCD tương đối nhiều, YHCT có nhiều pháp điều trị khác nhau, YHHĐ và YHCT điều trị RLCD đều có những ưu thế riêng của mình. RLCD có hơn 10 thể bệnh YHCT thường gặp, nhưng gặp nhiều hơn cả là các thể bệnh đàm, thấp, và ứ.

TIN TỨC KHÁC - Thuốc nhuận tràng - Y học cổ truyền chữa phù trong các bệnh lý về thận-tiết niệu (thủy thũng)
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374