Chuyên đề y học
  • Nghiên cứu định lượng thiệt chẩn bệnh trúng phong

    Mục tiêu: Ứng dụng “Hệ thống chuyên gia thiệt chẩn trung y” trong nghiên cứu định lượng thiệt chẩn từ phương diện rêu lưỡi, chất lưỡi đối với Hội chứng đột quỵ.

    Mục tiêu: Ứng dụng “Hệ thống chuyên gia thiệt chẩn trung y” trong nghiên cứu định lượng thiệt chẩn từ phương diện rêu lưỡi, chất lưỡi đối với Hội chứng đột quỵ. Phương pháp: Sử dụng xử lý hình ảnh màu kỹ thuật số và kỹ thuật nhận dạng mẫu, quan sát khách quan sự thay đổi của lưỡi, trong 378 trường hợp bệnh nhân đột quỵ. Kết quả: 378 trường hợp đột quỵ lưỡi đỏ tối chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 128 trường hợp (33,86 %), so sánh lưỡi đỏ tối với lưỡi tím nhạt, lưỡi đạm nhạt, lưỡi đỏ nhạt, lưỡi đỏ giáng, lưỡi tím đỏ, xanh tím. Sắc đỏ của của lưỡi được phân lượng giá trị (R), sắc xanh của của lưỡi được phân lượng giá trị (G), sắc xanh lam của của lưỡi được phân lượng giá trị (B), sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05, p <0,01); 378 trường hợp đột quỵ ở các chứng bệnh khác nhau, giá trị RGB thể hiện ở lưỡi cho thấy so sánh giá trị RGB của lưỡi ở các thể bệnh khí hư huyết ứ, thể phong đàm trở lạc, có sự khác biệt nhau (p<0,05). So sánh giá trị giữa R / G, R / B của lưỡi ở 378 bệnh nhân hợp đột quỵ bằng cách phân tích phương sai cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Kết luận: trên cơ bản kết quả nghiên cứu ứng dụng “hệ thống chuyên gia thiệt chẩn trung y” trong nghiên cứu định lượng thiệt chẩn từ phương diện rêu lưỡi, chất lưỡi đối với Hội chứng đột quỵ đã đặt nền móng cơ bản về quy phạm hóa, chuẩn hóa, định lượng hóa trong chẩn đoán chứng hậu của bệnh chứng trúng phong.
     

    Từ khóa Chẩn đoán lưỡi của đột quỵ
     

     

     

    Nghiên cứu sử dụng “Hệ thống chuyên gia thiệt chẩn Trung y” là phần mềm hỗ trợ của Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia “Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán học Trung y nhận dạng tự động” (No.38705347) được thực hiện do Bệnh viện Xiyuan viện nghiên cứu Trung y Trung Quốc với Công ty Phổ Lợi Sinh Bắc Kinh cùng nghiên cứu chế tạo hoàn thiện phần mềm. Sử dụng hệ thống xử lý màu sắc hình ảnh máy tính đã giải quyết thành công việc chuyển đổi kỹ thuật số của tín hiệu truyền hình màu sắc lưỡi, để xử lý khách quan hình ảnh thiệt chẩn, đưa ra được các chỉ tiêu đáng tin cậy, cũng để nghiên cứu khách quan hóa thiệt chẩn đã đưa ra được 1 phương pháp có hiệu quả trong chẩn đoán, kỹ thuật này có thể được áp dụng đến nhiều lĩnh vực trong y học.

    Lưỡi được xác định bởi kỹ thuật hình ảnh không gian ba chiều, hiện nay lĩnh vực này còn tương đối mới cả trong và ngoài nước, Sử dụng lợi thế của công nghệ tiên tiến này để tiến hành nghiên cứu một cách khách quan định lượng hóa về lưỡi của bệnh đột quỵ. Nội dung chủ yếu của vọng chẩn về lưỡi theo YHCT là: chẩn đoán chất lưỡi , chẩn đoán rêu lưỡi, kết hợp giữa lý luận và phương pháp phân độ màu sắc, tiến hành đo màu của lưỡi đột quỵ, các thông số đo màu được đo bằng ký thuật phân tích đo màu, bước đầu được xác định sắc đỏ của chất, rêu lưỡi lưỡi đột quỵ phân lượng đặc trưng giá trị của thành phần sắc đỏ (R), thành phần màu xanh lá cây (G), thành phần màu xanh lam (B).
     

    1.Vật liệu và phương pháp

     

    1.1. Dữ liệu lâm sàng

     

    Tất cả các trường hợp đột quỵ từ 10/ 1998 – 3/2000 Bệnh viện nghiên cứu Trung y Trung Quốc Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc các khoa thần kinh, lão khoa, khoa cấp cứu, Khoa BN nước ngoài, khoa khám bệnh cán bộ cao cấp bao gồm bệnh nhân ngoại trú và nội trú. Nhóm nghiên cứu gồm 378 bệnh nhân đột quỵ, 252 BN nam, nữ 126 BN; tuổi 41-80 tuổi, độ tuổi trung bình của nhồi máu não (60,27 ± 10,21) tuổi, tuổi trung bình của xuất huyết não (58,48 ± 9,81) tuổi. Trong 378 trường hợp đột quỵ có 256 trường hợp nhồi máu não trong đó, nhồi máu do xơ vữa động mạch là huyết khối 147 trường hợp, 37 trường hợp tắc mạch máu não , nhồi máu ổ khuyết trong 72 trường hợp; xuất huyết não trong 122 trường hợp, trong đó 60 cơ bản hạch xuất huyết trường hợp, 30 trường hợp xuất huyết đồi thị, bán cầu xuất huyết trong 23 trường hợp , 5 trường hợp bệnh xuất huyết tiểu não, não xuất huyết gốc 4 trường hợp; trong 378 trường hợp có 214 trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ trong một giai đoạn cấp tính, đang hồi phục từ 98 trường hợp, 66 trường hợp là di chứng.
     

    2. Tiêu chuẩn chẩn đoán

     

    2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán Tây Y

     

    Căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý mạch máu não năm 1995 của Hội nghị quốc gia lần thứ tư, trong đó có chế định về tiêu chuẩn chẩn đoán xuất huyết não và nhồi máu não [1] .
     

    2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán chứng trúng phong của YHCT

     

    Căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh não cấp của Cục Quản lý Trung y dược quốc gia năm 1995 trong đó có chế định về về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trúng phong [2] .
     

    2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trúng phong

     

    Căn cứ vào《Nguyên tắc chỉ đạo nghiên cứu lâm sàng thuốc tân dược trung dược điều trị bệnh trúng phong》của Bộ Y tế Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa Công bố [3].
     

    2.4. Tiêu chuẩn biện chứng bệnh trúng phong

     

    Tiêu chuẩn phân loại chứng hậu của bệnh trung phong kinh lạc trong tiêu chuẩn hành nghề của Cục quản lý Trung y dược quốc gia của Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa “ZY/T001.1-001.9-94”[4].
     

    2.5. Tiêu chuẩn thu nhận bệnh nhân

     

    Bệnh nhân có đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của YHHĐ về nhồi máu não, xuất huyết não; có đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trúng phong, trúng phong kinh lạc của YHCT.
     

    2.6. Tiêu chuẩn loại trừ

     

    Thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA); Tổng thương thần kinh do thiếu máu ác tính không hồi phục (RIND), xuất huyết dưới nhện (SAH).
     

    3. Phương pháp quan sát

     

    Căn cứ theo yêu cầu hệ thống chuyên gia Trung y thiệt chẩn, thiết kế thống nhất mẫu quan sát lưỡi, sau khi sử dụng máy ảnh kỹ thuật số OLYMPUS của Nhật Bản chụp và xử lý hình ảnh lưỡi, nhập dữ liệu hình ảnh có được từ máy ảnh vào máy tính, sau khi sử dụng hệ thống chuyên gia Trung y thiệt chẩn xử lý dữ liệu, vận dụng phần mềm máy tính tiến hành chẩn đoán phân loại R, G, B và nhập dữ liệu lâm sàng tương ứng cùng cùng thời điểm với lấy dữ liệu của lưỡi. Phân tích và xử lý số liệu theo thuật toán thống kê y sinh học của phần mềm phân tích thống kê SAS với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.
     

    4 . Chỉ tiêu quan sát

     

    4.1. Tình trạng phân bố sắc lưỡi, phân bố hình thái lưỡi, phân bố giá trị R, G, B của lưỡi ở bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu

    4.2. Đặc trưng phân phân bố giá trị R, G, B của sắc lưỡi ở bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu

    4.3 Tình trạng phân bố giá trị R, G, B của sắc lưỡi theo biện chứng thể bệnh YHCT ở bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu

     

    5. Các phương pháp thống kê trong nghiên cứu:

     

    Sử dụng χ 2 kiểm nghiệm, Sử dụng test t, phân tích phương sai...
     

    6. Kết quả

     

    1. Nghiên cứu định lượng lưỡi ở bệnh nhân đột quỵ

     

    1.1. Tình trạng phân bố sắc lưỡi, phân bố hình thái lưỡi, ở 378 bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu

     

    Trong 378 bệnh nhân bị đột quỵ có 214 giai đoạn cấp tính, sắc lưỡi những bệnh nhân này chủ yếu là đỏ tối với 98 BN (45,79 %), tiếp theo là sắc lưỡi đạm tím 38 BN (17,76 %), giai đoạn cấp tính so sánh tỷ lệ BN có sắc lưỡi đỏ tối với tỷ lệ BN có sắc lưỡi khác có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p <0,01 ); 98 bệnh nhân hồi phục trong đó BN có sắc lưỡi đạm tím là 45 BN (45,92%), BN có sắc lưỡi đỏ tối 16 BN (16,33 %), so sánh tỷ lệ BN có sắc lưỡi đạm tím với tỷ lệ BN có sắc lưỡi khác ở giai đoạn phục hồi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,01); 66 bệnh nhân giai đoạn di chứng cũng cho thấy BN có sắc lưỡi đạm tím là 23 BN (34,85 %), so sánh với tỷ lệ BN có sắc lưỡi khác ở giai đoạn này, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

    Tình trạng chất lưỡi bệu gầy ở nhóm bệnh nhân này cho thấy, chất lưỡi bệu to ở giai đoạn hồi phục chiếm tỷ lệ cao nhất là 28 BN (28,57%), chất lưỡi gầy nhỏ ở giai đoạn di chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là 8 BN (12,12 %), song so sánh với các giai đoạn khác sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Trong 378 bệnh nhân bị đột quỵ, tỷ lệ BN có hình thái lưỡi bệu có hằn răng ở giai đoạn hồi phục chiếm tỷ lệ cao nhất với 30 BN (30,61 %). Tuy nhiên, so sánh với các giai đoạn khác, sự khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05); Tỷ lệ BN có chất lưỡi có ban ứ chiếm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn hồi phục với 25 BN (25,51 %), so sánh với các giai đoạn khác sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
     

    1.1. Bảng 1. So sánh giá trị R, G, B của sắc lưỡi ở bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu

     

    Trong 378 bệnh nhân đột quỵ, tỷ lệ BN có sắc lưỡi đỏ tối chiếm tỷ lệ cao nhất là 128 BN (33,86 %), so sánh giá trị R, G, B của lưỡi đỏ tối cao hơn hẳn so với với giá trị R, G, B của chất lưỡi đạm tím, đạm trắng, đạm hồng, sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0,01); Tỷ lệ BN có chất lưỡi đạm tím là 106 BN (28,04 %), so sánh giá trị R, G, B của chất lưỡi đạm tím cao hơn hẳn so với giá trị R, G, B của chất lưỡi đạm trắng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,01). Có 37 BN (9,79 %) có chất lưỡi đỏ giáng. So sánh giá trị R, G, B của chất lưỡi đỏ giáng cao hơn hẳn so với giá trị R, G, B của chất lưỡi đỏ tối, đạm tím, đạm hồng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05, p < 0,01);

    Tỷ lệ BN có chất lưỡi đạm trắng là 36 BN (9,52 %). So sánh giá trị R, G, B của chất lưỡi đạm trắng thấp hơn hẳn so với giá trị R, G, B của chất lưỡiđạm hồng, đạm tím, đỏ tối, đỏ giáng, tím đỏ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05 ; P < 0,01);

    Tỷ lệ BN có chất lưỡi tím đỏ là 33 BN (8,73 %). So sánh giá trị R, G, B của chất lưỡi tím đỏ cao hơn hẳn so với giá trị R, G, B của chất lưỡi đỏ giáng, đỏ tối, đạm tím, đạm trắng, đạm hồng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05 ; P < 0,01);

    Tỷ lệ BN có chất lưỡi đạm hồng là 23 BN (6,08 %). So sánh giá trị R, G, B của chất lưỡi đạm hồng cao hơn hẳn so với giá trị R, G, B của chất lưỡi đạm trắng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,01);

     Tỷ lệ BN có chất lưỡi xanh tím tím là 15 BN (3,97 %). So sánh giá trị R, G, B của chất lưỡi xanh tím cao hơn hẳn so với giá trị R, G, B của chất lưỡi đỏ tím, đỏ giáng, đạm hồng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01);
     

    2. Nghiên cứu định lượng rêu lưỡi bệnh nhân đột quỵ

     

    2.1. Phân bố sắc rêu lưỡi bệnh nhân đột quỵ

     

    Bảng 1. So sánh giá trị R, G, B của lưỡi ở bệnh nhân đột quỵ ( x ± s)

     

    Phân loại chất lưỡi

    n

    R

    G

    B

    Lưỡi đạm hồng

    23

    204.42±6.54

    121.48±8,45

    112±1022

    Lưỡi đạm trắng

    36

    235.42±8.15

    135±9.87

    145.48±10.94

    Lưỡi đạm tím

    106

    190.44±8.42

    117.72±6.61

    109.82±10.14

    Lưỡi đỏ tối

    128

    178.42±12.88

    98.44±9.82

    101.82±8.10

    Lưỡi đỏ giáng

    37

    169.45±12.52

    95.64±11.48

    89.07±13.59

    Lưỡi tím đỏ

    33

    165.34±8.12

    89.24±10.43

    86.12±11.24

    Lưỡi xanh tím

    15

    162.88±8.48

    80.75±6.98

    81.52±8.94

     

     

    Nhóm 214 BN đột quỵ giai đoạn cấp BN có rêu lưỡi vàng dày bẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là 66 BN (30,84 %), tiếp theo là BN có rêu lưỡi vàng dày 44 BN (20,56 %); rêu lưỡi vàng mỏng bẩn là 36 BN

    (16,82 %); rêu lưỡi vàng mỏng 16 BN (7,48); rêu lưỡi vàng nâu 8 BN (3,74 %).

    So sánh tỷ lệ BN có rêu lưỡi vàng dày bẩn, rêu lưỡi vàng dày, rêu lưỡi vàng mỏng bẩn, với tỷ lệ BN có các hình thái rêu lưỡi khác ở BN đột quỵ giai đoạn cấp tính, có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa (P <0,05; P < 0,01 );

    Nhóm 98 BN đột quỵ giai đoạn hồi phục, có tỷ lệ BN rêu lưỡi vàng mỏng lớn hơn cả là 28 BN (28,57 %); tiếp theo là rêu lưỡi dày trắng bẩn 17 BN (17,35%), nhưng ở giai đoạn phục hồi so sánh tỷ lệ BN rêu lưỡi vàng mỏng, dày trắng bẩn với tỷ lệ BN có các laoij hình thái rêu lưỡi khác có sự khác biệt, song sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05);

    Nhóm 66 bệnh nhân đột quỵ giai đoạn di chứng, tỷ lệ BN có rêu lưỡi trắng mỏng bẩn gặp nhiều hơn cả là 20 bệnh nhân (30,30 %), tiếp theo rêu lưỡi dày trắng 12 BN (18,18 %); dày trắng bẩn 11 BN (16,67 %); rêu lưỡi trắng mỏng 7 BN (10,61 %). Giai đoạn sau di chứng có 50 BN (75,76 %) có các hính thái rêu trắng, có 15 BN (22,73) rêu lưỡi vàng, so sánh tỷ lệ BN rêu lưỡi trắng với tỷ lệ BN có rêu lưỡi vàng có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0 , 01).
     

    2.2. Bảng 2. So sánh giá trị R/G, giá trị R/B của rêu lưỡi ở bệnh nhân đột quỵ

     

    So sánh giá trị R/G, giá trị R/B của các loại rêu lưỡi ở bệnh nhân đột quỵ với thuật toán phân tích phương sai thức nghiệm đã thể hiện rõ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,01).

    Bảng 2. So sánh giá trị R/G, R/B của các loại lưỡi ở 378 bệnh nhân đột quỵ (x ± s)

     

    Phân loại rêu lưỡi

    n

    R/G

    R/B

    Rêu lưỡi trắng mỏng

    23

    1,52±0,14

    2,27±0,15

    Rêu lưỡi mỏng trắng bẩn

    39

    1,40±0,13

    2,20±0,14

    Rêu lưỡi tắng dày

    32

    1,25±0,17

    1,77±0,16

    Rêu lưỡi dày trắng bẩn

    39

    1,24±0,15

    2,13±0,19

    Rêu lưỡi x vàng mỏng

    50

    1,80±0,24

    3,59±0,27

    Rêu lưỡi vàng mỏng bẩn

    52

    1,33±0,21

    2,68±0,18

    Rêu lưỡi vàng dày

    52

    1,49±0,15

    2,82±0,15

    Rêu lưỡi vàng dày bẩn

    75

    1,69±0,15

    2,84±0,18

    Rêu lưỡi vàng nâu

    11

    1,84±0,24

    7,54±0,11

    Rêu lưỡi xám đen

    5

    2,22±0,16

    9,81±0,10

     

     

    3. Nghiên cứu giá trị R, G, B của rêu lưỡi, chất lưỡi ở các thể bệnh theo biện chứng trung y ơt bệnh nhân đột quỵ 

     

    3.1. Phân bố sắc lưỡi theo các thể bệnh YHCT của 378 BN đột quỵ trong nghiên cứu Nhóm 82 BN thuộc nhóm can dương khang Nhóm 70 bệnh nhân thuộc thể bệnh phong đàm trở lạc Nhóm 140 bệnh nhân thuộc thể bệnh đàm nhiệt phủ thực, Nhóm 54 bệnh nhân thuộc thể bệnh khí hư huyết ứ, Nhóm 32 bệnh nhân thuộc thể bệnh âm hư phong động,

     

    Nhóm 82 BN thuộc nhóm can dương khang thịnh (can dương bạo cang), trong đó tỷ lệ bệnh nhân có rêu lưỡi đỏ tối gặp nhiều nhất là 33 BN (40,24%), tiếp theo 17 BN (20,73 %) rêu lưỡi đỏ giáng, so sánh tỷ lệ BN có chất lưỡi đỏ tối và đỏ giáng với các hình thái chất lưỡi khác ở nhóm can dương khang thịnh có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

    Nhóm 70 bệnh nhân thuộc thể bệnh phong đàm trở lạc, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có chất lưỡi đạm tím gặp nhiều nhất là 30 BN (42,86%), tiếp theo 17 BN (24,29 %) chất lưỡi đỏ tối, so sánh tỷ lệ BN có chất lưỡi đạm tím và đỏ tối với các hình thái chất lưỡi khác ở nhóm phong đàm trở lạc có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05; p<0,01).

    Nhóm 140 bệnh nhân thuộc thể bệnh đàm nhiệt phủ thực, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có chất lưỡi đỏ tối gặp nhiều nhất là 58 BN (41,43%), tiếp theo 43 BN (30,71 %) chất lưỡi đạm tím, so sánh tỷ lệ BN có chất lưỡi đỏ tối và đạm tím với các hình thái chất lưỡi khác ở nhóm đàm nhiệt phủ thực có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

    Nhóm 54 bệnh nhân thuộc thể bệnh khí hư huyết ứ, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có chất lưỡi đạm tím gặp nhiều nhất là 21 BN (38,89%), so sánh tỷ lệ BN có chất lưỡi đạm tím với các hình thái chất lưỡi khác ở nhóm khí hư huyết ứ có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,01).

    Nhóm 32 bệnh nhân thuộc thể bệnh âm hư phong động, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có chất lưỡi đỏ giáng là 12 (37,50%) và đỏ tối là 11 BN (34,38%) gặp nhiều nhất, so sánh tỷ lệ BN có chất lưỡi đỏ giáng và đỏ tối với các hình thái chất lưỡi khác ở nhóm âmhư phong động có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05).
     

    3.2. Bảng 3. So sánh giá trị R, G, B của chất lưỡi ở các thể bệnh YHCT của 378 bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu

     

    So sánh giá trị R, G, B của chất lưỡi ở các thể bệnh YHCT khí hư huyết ứ, phong đàm trở lạc thấp hơn hẳn so với giá trị R, G, B của chất lưỡi ở 3 thể bệnh YHCT khác, sự khác biệt có ý nghĩa (P <0,05) .

    Bảng 3. Bảng 3. So sánh giá trị R, G, B của chất lưỡi ở các thể bệnh YHCT của 378 bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu (x ± s)
     

     

    Thể bệnh

    n

    R

    G

    B

    Can dương khang thịnh

    82

    172.42±11.48

    96.47±1092

    87.18±12.44

    Phong đàm trở lạc

    70

    220.67±1095

    118.15±12.22

    107.95±9.88

    Đàm nhiệt phủ thực

    140

    179.44±11.67

    99.12±15.44

    101.82±10.46

    Khí hư huyết ứ

    54

    228.53±16.47

    120.77±11.22

    110.72±11.55

    Âm hư phong động

    32

    164.48±12.55

    84.45±9.92

    92.18±12.97

     


    3.3. Phân bố rêu lưỡi theo các thể bệnh YHCT của 378 bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu

     

    Nhóm 82 BN thuộc nhóm can dương khang thịnh (can dương bạo cang), trong đó tỷ lệ bệnh nhân có rêu lưỡi vàng dày bẩn gặp nhiều nhất là 17 BN (20,73%), tiếp theo 16 BN (19,51 %) rêu lưỡi vàng mỏng, rêu lưỡi vàng mỏng bẩn 15 BN (18,29%), rêu lưỡi vàng dày 15 BN (18,29%), so sánh tỷ lệ BN có vàng dày bẩn, rêu lưỡi vàng mỏng, rêu lưỡi vàng mỏng bẩn, rêu lưỡi vàng dày với các hình thái rêu lưỡi khác ở nhóm can dương khang thịnh có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05). 7

    Nhóm 70 bệnh nhân thuộc thể bệnh phong đàm trở lạc, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có rêu lưỡi trắng dày bẩn gặp nhiều nhất là 15 BN (21,43%), tiếp theo 14 BN (20,00 %) rêu lưỡi trắng dày, rêu lưỡi vàng mỏng là 13 BN (18,57%), rêu lưỡi mỏng trắng bẩn là 11 BN (15,71%). So sánh tỷ lệ BN có rêu lưỡi trắng dày bẩn, rêu lưỡi trắng dày, rêu lưỡi vàng mỏng, rêu lưỡi mỏng trắng bẩn với các hình thái rêu lưỡi khác ở nhóm phong đàm trở lạc có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

    Nhóm 140 bệnh nhân thuộc thể bệnh đàm nhiệt phủ thực, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có rêu lưỡi vàng dày bẩn gặp nhiều nhất là 50 BN (35,71%), tiếp theo 29 BN (20,71%) rêu lưỡi mỏng vàng bẩn, rêu lưỡi vàng dày là 28BN (20,00%). So sánh tỷ lệ BN có rêu lưỡi vàng dày bẩn, rêu lưỡi mỏng vàng bẩn, rêu lưỡi vàng dày với các hình thái rêu lưỡi khác ở nhóm đàm nhiệt phủ thực có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05; p<0,01).

    Nhóm 54 bệnh nhân thuộc thể bệnh khí hư huyết ứ, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có rêu lưỡi trắng mỏng bẩn gặp nhiều nhất là 15 BN (27,78%), tiếp theo là tỷ lệ BN có rêu lưỡi trắng dày bẩn 10 BN (18,52%); rêu lưỡi vàng mỏng 9 BN (16,67%); rêu lưỡi trắng dày 8 BN (14,81%); rêu lưỡi trắng mỏng 6 BN (11,11%). So sánh tỷ lệ BN có rêu lưỡi trắng mỏng bẩn, rêu lưỡi trắng dày bẩn, rêu lưỡi vàng mỏng, rêu lưỡi trắng dày, rêu lưỡi trắng mỏng với các hình thái rêu lưỡi khác ở nhóm khí hư huyết ứ có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

     Nhóm 32 bệnh nhân thuộc thể bệnh âm hư phong động, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có rêu lưỡi vàng mỏng gặp nhiều nhất là 8 (25,00%), tiếp theo là rêu lưỡi trắng mỏng bẩn 5 BN (16,63%%), so sánh tỷ lệ BN có rêu lưỡi vàng mỏng và rêu lưỡi trắng mỏng bẩn với các hình thái rêu lưỡi khác ở nhóm âmhư phong động có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05).
     

    3.4. So sánh giá trị R/G , R/B của rêu lưỡi ở các thể bệnh YHCT của 378 bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu. (Xem Bảng 4)

     

    So sánh giá trị R/G , R/B của rêu lưỡi ở các thể bệnh YHCT của 378 bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu có sự khác biệt rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa (P <0,05 , p <0,01).

    Bảng 4. So sánh giá trị R/G , R/B của rêu lưỡi ở các thể bệnh YHCT của 378 bệnh nhân đột quỵ trong nghiên cứu ( x ± s)

     

     

    Thể bệnh

    n

    R/G

    R/B

    Can dương khang thịnh

    82

    1.79±0.18

    3.58±0.19

    Phong đàm trở lạc

    70

    1.50±0.17

    2.26±0.33

    Đàm nhiệt phủ thực

    140

    1.57±0.21

    2.84±0.14

    Khí hư huyết ứ

    54

    1.35±0.21

    1.94±0.13

    Âm hư phong động

    32

    1.69±0.93

    2.24±0.15

     

     

    Bàn luận

     

    1. Ý nghĩa của nghiên cứu chế định hệ thống chuyên gia Trung y thiệt chẩn

     

    Thiệt chẩn là nội dung chủ yếu của Trung y học tứ chẩn, trạng thái chất lưỡi và rêu lưỡi, có liên quan mật thiết với trạng thái sinh lí, bệnh lí của cơ thể con người, Trung y vọng chẩn chính là thông qua các biểu hiện đặc trưng không giống nhau của sắc lưỡi, sự biến đổi trạng thái vật lý và vận động của lưỡi, đối với các loại biểu hiện của lưỡi, thông qua quan sát lâm sàng một lượng lớn và sự tích lũy kinh nghiệm, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các loại biểu hiện của lưỡi với các bệnh chứng lâm sàng, phát triển thành 1 phương pháp chẩn đoán có tính độc đáo đặc sắc trong Trung y thiệt chẩn học, sử dụng thiệt chẩn để chẩn đoán bệnh tật, chỉ đạo ra đươn dùng dược, phán đoán sự biến hóa của bệnh tật, dự đoán sự truyền quy của bệnh tật. Trung y thiệt chẩn bao hàm nhiều nội dung phong phú, nó là sự tích lũy kinh nghiệm thực tiễn lâm sàng hàng ngàn năm của Trung y học, ngày nay vẫn phát huy tác dụng trọng yếu của thiệt chẩn trong chẩn đoán lâm sàng và điều trị, đi sâu nghiên cứu thiệt chẩn là điều rất cần thiết và quan trọng trong công tác phát huy và phát triển YHCT.

    Việc sử dụng kỹ thuật ảnh màu kỹ thuật số để xử lý hình ảnh và nhận dạng mẫu, tiến hành phân tích để lưỡi bằng công nghệ kỹ thuật số, kèm thêm có thể quan sát ánh sáng, phân tích khách quan đặc điểm vi mô và vĩ mô, vì vậy so sánh với các phương pháp khác, phương pháp này càng tiếp cận hơn với phương pháp truyền thống của Trung y quan sát lưỡi. Sử dụng nhanh chóng và chính xác về khả năng xử lý dữ liệu của máy tính, nhận dạng tự động đối với lưỡi, nên về mặt lý luận và phương pháp đều có tính tiên tiến và khả thi nhất định.

    Từ kinh nghiệm lâm sàng phong phú kết hợp với YHCT tiến hành tích lũy các bệnh án với quy mô lớn

    Đã hình thành nên một số lượng lớn hình ảnh các biểu hiện của lưỡi, từ đó trên cơ sở chế định bàn định tiêu chuẩn hình ảnh của lưỡi, nhằm đưa ra được tiêu chuẩn chẩn đoán khách quan cho lưỡi, đối với nghiên cứu khách quan hóa thiệt chẩn có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu phát huy và phát triển YHCT.
     

    2.   Phân trích kết quả ngiên cứu định lượng thiệt chẩn ở bệnh nhân đột quỵ

     

    2.1. Phân trích kết quả ngiên cứu định lượng thiệt chẩn ở bệnh nhân đột quỵ của nghiên cứu

     

    Trong 378 BN đột quỵ BN có chất lưỡi đỏ tối chiếm tỷ lệ cao nhất là 128 BN (33,86%), vận dụng hệ thống chuyên gia Trung y thiệt chẩn tiến hành nghiên cứu định lượng phân tích giá trị R, G, B của chất lưỡi ở BN đột quỵ, kết quả cho thấy, trong 378 BN đột quỵ của nghiên cứu, so sánh giá trị R, G, B của chất lưỡi đỏ tối cao hơn hẳn so với với giá trị R, G, B của các hình thái chất lưỡi đạm tím, đạm trắng, đạm hồng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

    Trong 378 bệnh nhân đột quỵ có 214 BN trong giai đoạn cấp tính, BN có chất lưỡi đỏ tối chiếm tỷ lệ cao nhất là 98 BN (45,97%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với đặc điểm biến hóa bệnh cơ của giai đoạn cấp tính bệnh đột quỵ não, do bệnh trúng phong là chứng bản hư tiêu thực, gia đoạn cấp tính biểu hiện “tiêu thực” là chủ yếu. Bệnh cơ của chứng trúng phong tuy phức tạp, nhưng quy nạp lại, không ngoài 6 phương diện là hư (âm hư, khí hư), hỏa (can hỏa, tâm hỏa), phong (can phong ngoại phong), đàm (phong đàm thấp đàm), khí (khí nghịch), huyết (huyết ứ) [6], [7].

    Chất lưỡi đỏ tối đã phản ánh đặc điểm bệnh cơ chủ yếu trong giai đoạn cấp của đột quỵ là “ứ”, “hỏa”. Mà trên thực tế lâm sàng nguyên nhân “ứ”, “hỏa” gây nên bệnh đột quỵ phần lớn biểu hiện các thể bệnh YHCT là “đàm nhiệt phủ thực, phong đàm thượng nhiễu”, hoặc “can dương bạo khang, phong hỏa thượng nhiễu” hoặc “âm hư nội động”.
     

     2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng rêu lưỡi ở BN đột quỵ   
     

     

     

    Trong 214 BN đột quỵ ở giai đoạn cấp tính, BN có rêu lưỡi vàng dày bẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là 66 BN (30,84%), tiếp theo là rêu lưỡi vàng dày 44 BN (20,56%), rêu lưỡi vàng mỏng bẩn 36 BN (16,82%), rêu lưỡi vàng mỏng 16 BN (7,48%), rêu lưỡi vàng nâu 8 BN (3,74%). So sánh tỷ lệ rêu lưỡi vàng dày, vàng dày, rêu lưỡi vàng mỏng bẩn ở gia đoạn đột quỵ cấp tính với các hình thái rêu lỡi này ở giai đoạn khác có sự khác biệt rõ rệt (p<0,05; p<0,01). Kết quả nghiên cứu này đã phản ánh đặc điểm bệnh cơ chủ yếu của đột quỵ giai đoạn cấp tính là “đàm” và “hỏa”.

    Nghiên cứu ứng dụng “hệ thống chuyên gia Trung y thiệt chẩn” tiến hành nghiên cứu định lượng rêu lưỡi ở 378 BN đột quỵ kết quả cho thấy các giá trị R, G, B của rêu lưỡi ở các loại biểu hiện của lưỡi có sự khác biệt nhau rõ rệt (p<0,01).

    Nghiên cứu định lượng rêu lưỡi theo các thể bệnh YHCT ở BN đột quỵ nhằm quy phạm hóa chứng hậu bệnh đột quỵ, nghiên cứu định lượng hóa là một trong những nghiên cứu cơ bản nhất định, có những độc đáo nhất định, cần được tiếp tục tứng bước đi sâu nghiên cứu, và nghiên cứu tỉ mỉ cơ bản hơn.  

TIN TỨC KHÁC - Y học cổ truyền điều trị rối loạn cương dương do đàm, thấp ứ gây nên - Thuốc nhuận tràng - Y học cổ truyền chữa phù trong các bệnh lý về thận-tiết niệu (thủy thũng)
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374