NC và PP điều trị mới
  • YHCT nhận thức về tăng huyết áp

    THA thuộc phạm trù các chứng bệnh “Huyễn vựng”, “Đầu thống”, “Kiện vong” của YHCT. Gần đây nhiều nhà NC Y học Việt Nam và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc đã đi sâu NC tìm hiểu giữa các triệu chứng của bệnh THA với các biểu hiện của chứng “Huyễn vựng”, “Đầu thống”, “Kiện vong” đặc biệt là chứng “Huyễn vựng” thấy có nhiều nét giống nhau. Khi ĐT bệnh THA theo BCLT chứng Huyễn vựng thì cũng làm giảm được các chỉ số HA trên LS

    1.2.1. Bệnh danh

    THA thuộc phạm trù các chứng bệnh “Huyễn vựng”, “Đầu thống”, “Kiện vong” của YHCT. Gần đây nhiều nhà NC Y học Việt Nam và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc đã đi sâu NC tìm hiểu giữa các triệu chứng của bệnh THA với các biểu hiện của chứng “Huyễn vựng”, “Đầu thống”, “Kiện vong” đặc biệt là chứng “Huyễn vựng” thấy có nhiều nét giống nhau. Khi ĐT bệnh THA theo BCLT chứng Huyễn vựng thì cũng làm giảm được các chỉ số HA trên LS [78],[80].

    1.2.1.1. Huyễn vựng

    Huyễn là chỉ hoa mắt hoặc nhìn như có đám mây đen trước mắt, vựng là chỉ chóng mặt, hoặc cảm giác bản thân mình hoặc đồ vật xung quanh đang quay tròn. Huyễn và vựng thường đồng thời cùng biểu hiện, nên được gọi thống nhất chung là “huyễn vựng”. Bệnh nhẹ chỉ cần nhắm mắt là hết chóng mặt; bệnh nặng thì như cảm giác ngồi trên thuyền, quay cuồng bất định, không thể đứng vững, hoặc kèm theo nôn và buồn nôn, ra mồ hôi, hoặc có thể hôn mê. Huyễn vựng được mô tả sớm nhất trong “Nội kinh”, sau đó đến đời Hán được Trương Trọng Cảnh mô tả trong “Kim quỹ yếu lược- Đàm ẩm khái thấu bệnh mạch chứng bính trị” [80],[81] .

    1.2.1.2. Đầu thống (đau đầu)

    Đầu thống là chứng trạng người bệnh tự cảm giác thường gặp trên lâm sàng, có thể xuất hiện độc lập, cũng gặp trong quá trình bệnh tật của nhiều loại bệnh. Đầu thống trong phạm vi này chỉ NC về đầu thống là chỉ một loại chứng bệnh do ngoại cảm lục dâm, nội thương tạp bệnh gây nên, với các biểu hiện triệu chứng chủ yếu là đầu thống. Nếu đầu thống thuộc triệu chứng xuất hiện kèm theo khi phát sinh bất kỳ một bệnh nào đó thì không thuộc phạm vi nghiên cứu ở đây [78].

     


    Đầu thống là một chứng bệnh đầu tiên được mô tả trong “Nội kinh” trong “Tố vấn - Phong luận”, sau đó đến đời Hán được Trương Trọng Cảnh mô tả trong “Thương hàn luận”, Lí Đông Viên mô tả trong “Đông Viên thập thư”, “Đan Khê tâm pháp - Đầu thống”, Vương Khẳng Đường mô tả trong “Chính trị chuẩn thằng - Đầu thống” đều đưa ra được các luận thuật về nguyên nhân và CCBS của đầu thống. Đến đời Thanh, y gia Vương Thanh Nhậm đưa ra được học thuyết lớn về ứ huyết, và đầu thống được mô tả trong “Y lâm cải thác - Đầu thống” [78].

    1.2.1.3. Kiện vong

    Kiện vong là chỉ một loại chứng bệnh suy giảm trí nhớ (suy giảm kí ức), nhanh quên, còn gọi là “hỉ vong”, “thiện vong”, “đa vong”, …
    Từ đời Tống, trong “Thánh tề tổng lục” đã gọi “kiện vong” và được dùng cho đến ngày nay. Đời Thanh, trong “Loại chứng trị tải” của Lâm Phiêu Cầm, “Y phương tập giải - Bổ dưỡng chí tễ”, “Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương luận”, “Biện chứng lục-Kiện vong môn” của Trần Thổ Đạc đời Thanh, Đời Hán trong “Thương hàn luận” của Trương Trọng Cảnh, “Đan Khê tâm pháp - Kiện vong”, tất cả đều luận thuật về chẩn đoán, nguyên nhân và CCBS của Kiện vong [78].

    Kiện vong chủ yếu thuộc chứng hư, phần lớn do các nguyên nhân gây lên là suy nghĩ quá độ, lao thương tâm tỳ, âm huyết tổn hao, mất nguồn sinh hóa, não mất nhu dưỡng hoặc phòng lao, bệnh lâu ngày, tổn thương khí huyết âm tinh, dẫn đến thận tinh khuy hư mà gây nên kiện vong. Thực chứng ắt gặp thất tình tổn thương, bệnh lâu ngày nhập lạc, dẫn đến ứ huyết nội đình, đàm trọc thượng mông. Nhưng trên LS dựa vào bản hư tiêu thực, hư nhiều thực ít, hư thực khiêm tạp là nhiều[78].

    1.2.2. Bệnh nguyên bệnh cơ của THA theo YHCT

    1.2.2.1. Bệnh nguyên

    - Tình chí bất toại, uất ức phẫn nộ quá mức, can mất điều đạt, can khí uất kết, khí uất hóa hỏa, can âm hao thương, phong dương dễ động, thượng nhiễu đầu mắt, phát sinh huyễn vựng.
    - Tuổi cao thận khuy, thận là gốc của tiên thiên, chủ tàng tinh sinh tủy, não là bể của tủy. Nếu tuổi cao thận tinh khuy hư, tủy hải bất túc, mất khả năng sung mãn lên não; hoặc cơ thể hư mắc nhiều bệnh, tổn thương thận tinh thận khí; hoặc phòng lao quá độ, âm tinh khuy hư, đề có thể dẫn đến tủy hải hư rỗng, nên phát sinh huyễn vựng. Như “Linh khu-Hải luận” viết: “tủy hải bất túc, ắt não chuyển sinh ù tai, huyễn vựng, mỏi mệt, thích nằm”. Như thận âm khuy, thủy mất hàm mộc, can dương thượng khang, can phong nội động, cũng có thể gây nên huyễn vựng [78].

     


    - Mắc bệnh lâu ngày cơ thể hư nhược, tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn gốc sinh hóa khí huyết. Mắc bênh lâu ngày cơ thể suy nhược, tỳ vị hư nhược, hoặc sau khi mất máu, hoặc ẩm thực bất tiết, suy nghĩ quá độ gay mệt mỏi, đều có thể dẫn đến khí huyết lưỡng hư. Huyết hư ắt thanh dương mất thăng, huyết hư ắt thanh khiếu mất nuôi dưỡng, nên phát sinh huyễn vựng. Trong “Cảnh nhạc toàn thư-Huyễn vựng” viết: “vốn bệnh là do có khí hư, chính là thanh khí mất khả năng thượng thanh, hoặc vong dương mà dẫn đến, nên điều trị phải thăng dương bổ khí; có huyết hư, chính là nguyên nhân do vong huyết quá độ, dương mất nơi nương tồn, nên điều trị phải ích âm bổ huyết, ở đây đều là chứng bất túc gây nên”[78].
    - Ẩm thực bất tiết, uống rượu vô độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt, làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến tỳ vị mất khả năng kiện vận, thủy thấp nội đình, tích tụ sinh đàm, đàm trở trung tiêu, thanh dương mất thăng, đầu khiếu thất dưỡng, phát sinh huyễn vựng.
    - Sang chấn, ngã, ứ huyết nội trở, ngã gây tổn thương đầu não, ứ huyết đình lưu, trở trệ kinh mạch, dẫn đến khí huyết mất khả năng thượng vinh lên đầu, mắt, mà sinh huyễn vựng.

    1.2.2.2. Bệnh cơ

    Huyễn vựng bệnh nguyên tuy có nhiều, nhưng biến hóa bệnh lý của nó cơ bản không ngoài 2 thể hư chứng và thực chứng. Hư chứng chủ yếu tủy hải bất túc, hoặc khí huyết khuy hư, thanh khiếu thất dưỡng; Thực chứng chủ yếu do phong, hỏa, đàm, ứ nhiễu loạn thanh khiếu. Bệnh vị tại đầu khiếu, bệnh biến của nó liên quan đến 3 tạng can, tỳ, thận. Can chính là tạng phong mộc, tính của nó chủ về động chủ về thăng, nên can thận âm khuy, thủy mất hàm mộc âm mất duy dương, dương thượng khang, hoặc khí hỏa bạo thăng, thượng nhiễu đầu mắt, ắt phát sinh huyễn vựng (hoa mắt chóng mặt). Tỳ là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hóa của khí huyết, nên tỳ vị hư nhược, khí huyết khuy hư, thanh khiếu thất dưỡng, hoặc tỳ mất kiện vận, đàm trọc trúng trở, hoặc phong dương hiệp đàm, thượng nhiễu thanh khiếu, đều có thể phát sinh huyễn vựng. Thận chủ cốt sinh tủy, não là bể của tủy, thận tinh khuy hư, tủy hải mất sung dưỡng, hoặc can thận âm khuy, thủy mất hàm mộc, âm mất duy dương, dương thượng cang, cũng có thể phát sinh huyễn vựng [78].

    Tính chất bệnh của huyễn vựng phần lớn thuộc hư, khí hư huyết khuy, tủy hải rỗng hư, can thận bất túc dẫn đến phát sinh phần lớn huyễn vựng thuộc hư chứng; do đàm trệ trúng trở, ứ huyết trở lạc, can dương thượng khang dẫn đến phát sinh huyễn vựng đều thuộc chứng thực, phong, hỏa, đàm ứ là nhân tố bệnh lý thường gặp của huyễn vựng [78].

    1.2.3. YHCT trên thế giới và Việt Nam NC điều trị THA

    1.2.3.1. Cơ sở lí luận trong NC điều trị THA của YHCT

    YHCT cho rằng, 5 nhân tố bệnh lí chủ yếu của HA là phong, hỏa, đàm, ứ, hư. NC nhận thấy, THA giai đoạn đầu hoặc THA ở thanh niên phần lớn biểu hiện triệu chứng là phong, hỏa thực chứng [76].
    Mục đích của điều trị THA là làm giảm HA đang cao xuống thấp về giới hạn bình thường hoặc đích cần đạt được. Vì vậy, có nhiều BN cần phải kết hợp sử dụng 2 loại thậm trí đồng thời sử dụng nhiều loại thuốc hạ áp. Hiện nay, phác đồ điều trị dự phòng NMCT là đồng thời hạ áp và hạ mỡ máu, điều này đã cho thấy, sự kết hợp điều trị đã đưa lại hiệu quả cao trong điều trị.
    Nhiều trung tâm thực nghiệm LS NC vấn đề dự phòng kháng hạ áp. Các tác giả đã nhận thấy ưu thế tác dụng của các thuốc lợi tiểu Hypothiazit trong hạ áp. Đây là một bước nhảy quan trọng trong NC, chính vì vậy JNC8 đã đưa ra khuyến cáo sử dụng thuốc lợi tiểu ngay từ đầu cho BN khi được phát hiện THA. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong tư duy sử dụng thuốc YHCT điều trị THA.
    Sử dụng thuốc YHCT điều trị THA, ngoài tác dụng hạ áp, còn có tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng, là quan điểm đánh giá HQĐT của thuốc YHCT. Trên LS YHCT, nâng cao hiệu quả hạ áp của thuốc YHCT là then chốt, đồng thời, còn cần tích cực nâng cao tác dụng lợi tiểu hạ áp của thuốc YHCT. “Thực nghiệm LS hạ áp và hạ mỡ máu dự phòng NMCT” đã thể hiện rõ cần đạt được hiệu quả khống chế HA thực sự là rất khó, trong đó đặc biệt là không thể tiến hành khống chế HATTr cho có HQ, hơn nữa còn khẳng định kết hợp thuốc hạ áp nhóm chẹn kênh canxi với thuốc lợi tiểu là cần thiết và an toàn, điều này đã gợi mở khi điều trị THA cần khai triển và tiến hành NCLS kết hợp đông tây y trong điều trị THA [84].

    Hiện nay, căn cứ vào thực tế LS, lựa chọn kết hợp dùng thuốc, đưa ra được sách lược điều trị hợp lí, từng bước hoàn thiện phác đồ thuốc YHCT điều trị THA, là điều vô cùng cần thiết. “Trung Quốc chỉ nam phòng trị THA” đã phân tầng đối với THA ác tính, có phác đồ điều trị riêng cho từng mức độ đối với THA ác tính. Thuốc YHCT điều trị THA ở các mức độ nhẹ và trung bình, YHCT kết hợp với YHHĐ điều trị những BN THA ác tính mức độ nặng và cực nặng. Về phương diện điều trị THA, thuốc YHCT, thuốc tây y, kết hợp YHCT với YHHĐ đều có những độc đáo và ưu thế riêng. Chỉ khi LS YHCT lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, mới có thể phát huy được đầy đủ tác dụng dự phòng và điều trị THA, mới có thể đạt được mục tiêu hạ áp một cách hợp lý [85].

    Khi lựa chọn thuốc YHCT, cần tiến hành phân tích cơ chế phát sinh bệnh THA làm cơ sở để tiến hành lựa chọn thuốc. Trong những năm gần đây, Bệnh học tim mạch YHCT (TQ) đã đạt được những tiến triển đột phá trong NC dược lý thuốc tim mạch. Khi điều trị THA, cần dựa vào CCBS của THA theo YHHĐ, để làm cơ sở tiến hành lựa chọn thuốc YHCT có tác dụng hạ áp tương ứng, nâng cao được hiệu quả sử dụng thuốc tối đa.

    YHCT điều trị THA chú ý đến tần số nhịp tim và lượng máu được tống đi mỗi 1 nhát bóp của tim, đặc biệt là tần số nhịp tim. Các vị thuốc YHCT có tác dụng làm giảm nhịp tim và hạ HA là hoàng liên, hoàng bá, ích mẫu thảo…Thông thường, sự biến hóa của các động mạch nhỏ có ảnh hưởng quyết định đến sức cản ngoại vi, nếu các động mạch nhỏ có biểu hiện co mạch mức độ nhẹ, thì sức cản ngoại vi liền tăng lên rõ rệt. Các vị thuốc YHCT có tác dụng giãn mạch hạ áp là đương quy, xuyên khung, ngân hạnh diệp, cát căn, bạch thược [86].

    Rối loạn hệ thống thần kinh giao cảm, rối loạn chuyển hóa nội tiết trong các bệnh về tim mạch não đều ảnh hưởng đến sự phát sinh ra bệnh THA [87]. NC dược lý hiện đại về các vị thuốc YHCT đã chứng minh, các vị thuốc YHCT có tác dụng trực tiếp hay gián tiếp ức chế sự rối loạn thần kinh giao cảm thể hưng phấn mà có tác dụng hạ HA như hoàng liên, câu đằng, cát căn, nhân sâm…
    Dựa vào đặc điểm phát bệnh của từng thể THA để mở đầu điều trị THA, kết hợp BCLT , nỗ lực tìm kiếm điểm kết hợp tương hợp của 2 cơ sở lý luận trên, lựa chọn điểm trọng yếu vừa có tác dụng hạ áp vừa phù hợp với phép BCLT , điều này có tác dụng then chốt trong việc vận dụng thuốc YHCT ĐT THA [88].

    Các tác giả đều nhận thấy, khi sử dụng thuốc YHCT điều trị THA, trên cơ bản BCLT cần sử dụng các vị thuốc có tác dụng hạ HA, chỉ có kết hợp tốt như vậy mới có thể đạt được HQĐT THA tốt. Đối với BN THA ở các giai đoạn tuổi khác nhau thì cần lựa chọn các vị thuốc thích hợp tương ứng để điều trị.

    1.2.3.2. Các loại thảo dược có tác dụng hạ HA

    Theo thống kê có hơn 100 loại thảo dược hạ áp có hiệu quả. Thuốc thanh nhiệt có các vị như hạ khô thảo, dã cúc hoa, la bố má, tang diệp, long đởm thảo, hoàng cầm, hoàng bá, thảo quyết minh, mộc tặc, …. Thuốc tả hạ có các vị như đại hoàng, , phan tả diệp. Thuốc hoạt huyết trừ ứ có các vị như ngưu tất, đan sâm, xích thược, đan bì, ích mẫu thảo, hồng hoa,... Thuốc tiêu đạo có các vị như sơn tra, anh đào diệp, lai phục tử. Thuốc trừ phong thấp có các vị như phòng kỉ, tang chi, hải đồng bì, tằm sa. Thuốc bổ ích có các vị như thục địa, hà thủ ô, tang kí sinh, đỗ trọng, ba kích, dâm dương hoắc, đẳng sâm, tử hà sa. Thuốc lợi thủy có các vị như sa tiền tử (diệp), trạch tả, trư linh, phục linh, biển xúc, râu mèo. Thuốc bình can tức phong có các vị như câu đằng, thạch quyết minh, trân châu mẫu, đại giả thạch, mẫu lệ, linh dương giác (cốt), sừng trâu, hoàng dương giác, thiên ma, bạch tật lê, địa long. Thuốc chỉ khái bình suyễn có các vị như tang bạch bì, bối mẫu, mã xĩ hiện, bố diệp. Thuốc hóa đàm tán kết có các vị như hải tảo, côn bố, hải trấp [76].

    1.2.3.3. Độc vị dùng điều trị THA

    Câu đằng, thành phần có chứa Rhynchophylline và Isorhynchophyl-line có công có tác dụng hạ áp. Câu đằng có tác dụng chống THA, tác dụng chống độ tập trung tiểu cầu và ức chế hình thành huyết khối, giãn cơ trơn của mạch máu thỏ. CCHA của câu đằng được cho là do tác dụng trực tiếp và tác dụng ức chế phản xạ trung khu thần kinh giao cảm chi phối vận động huyết quản hoặc cản trở tiết đoạn thần kinh [89], [90]. Rhynchophylline trong thành phần của câu đằng thông qua tác dụng chẹn kênh Canxi (Ca++), mà làm giãn mạch dẫn đến làm giảm sức cản ngoại vi của mạch máu, tác dụng này giống như tác dụng của nhóm thuốc chẹn kênh calcium. Câu đằng có tác dụng giảm HA của chuột THA trên mô hình thực nghiệm (SHR), có khả năng ức chế sản sinh ra gốc tự do của tế bào nội bì huyết quản, có chức năng bảo vệ tế bào nội bì; câu đằng có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, có tác dụng bảo vệ huyết quản [68], [72], [91].

    Cát căn, 1959 Nhật bản NC thành phần hóa học của cát căn đã chứng minh, thành phần hóa học của cát căn có TDĐT là các hợp chất flavonoid, trong đó Glycitein, Glycitin, Daidzein. Glycitein có khả năng tăng cường sức bóp của cơ tim, bảo vệ tế bào cơ tim; tác dụng giãn mạch não, tăng cường lưu lượng huyết não, cải thiện cung cấp máu nươi dưỡng tổ chức não, có tác dụng hạ áp nhất định trên cả động vật gây mô hình THA và động vật có HA bình thường, CCHA là thông qua tác dụng ức chế thụ thể beta adrenoceptor (β-adrenoceptor) mà có tác dụng [92], [93], [94].

    La bố ma diệp, thành phần có tác dụng hạ HA của nó chủ yếu là Quercetin, flavonoid và carbohydrate [95]. Quercetin có tác dụng hạ HA, tăng sức đề kháng mao mạch, làm giảm tổn thương mao mạch, giảm lipid máu, giãn mạch vành, tăng cường lưu lượng cho động mạch vành [96]. NC Trà la bố ma phục hợp (la bố ma, ngân hạnh diệp, sơn tra, cúc hoa, lục trà…) điều trị 56 BN THA nguyên phát có so sánh với NĐC là dùng ngưu hoàng giáng áp hoàn điều trị 52 BN THA nguyên phát. BN cả 2 nhóm được điều trị liên tục trong 8 tuần. KQĐT cho thấy, HQ hạ HA của nhóm điều trị là 87,15%, cao hơn so với NĐC có tỷ lệ là 73,11%, (P<0,05) [97].

    Dã cúc hoa, thực nghiệm dược lý hiện đại đã chứng minh, thành phần hạ HA chủ yếu nó là luteolin-7-glucoside và các hydrocarbon [53]. Nước sắc dã cúc hoa sau khi được chiết suất bằng rượu ethyl acetate, tiêm tĩnh mạch ở chó khỏe mạnh được gây mê với liều 80mg/kg, thì lưu lượng động mạch vành tăng 49,6%, nhịp tim chậm lại, HA và sức cản ngoại vi giảm thấp, cung lượng tim và lượng máu của mỗi nhát bóp của tim gia tăng lên. Dịch chiết dã cúc hoa ở nồng độ rượu ethyl ethanol 95% có chứa lacton, glycoside, và các hợp chất khác không hòa tan trong nước gây mê mèo, chó khỏe mạnh bình thường đều có tác dụng hạ HA, và HQ hạ HA diễn ra chậm, kéo dài, đây chính là yêu cầu lý tưởng của một thuốc giảm HA [98].

    Thảo quyết minh, căn cứ vào báo cáo nghiên cứu [99], nước sắc thảo quyết minh sau khi được chiết suất bằng rượu ethyl acetate, tiêm tĩnh mạch cho chó, mèo, thỏ được gây mê, có tác dụng hạ HA và lợi niệu, có khả năng hạ HA tâm thu và HA tâm trương ở chuột THA di truyền, tự phát một cách rõ rệt, tác dụng hạ áp của nó có cường độ mạnh hơn và thời gian duy trì kéo dài hơn so với reserpine.
    Hoàng kỳ, thành phần có tác dụng hạ HA là γ-aminobutyric acid và Astragaloside [100], với tác dụng giãn mạch, giảm nhu cầu ôxy tế bào, chống xơ hóa động mạch phổi (làm giảm hàm lượng collagen của động mạch phổi), tăng cường sức bóp của cơ tim, lợi niệu ở chuột THA trên thực nghiệm. Cơ chế hạ HA của hoàng kỳ có thể là do tác dụng giãn mạch, ức chế kênh Canxi tế bào, ức chế trung khu thần kinh, ức chế hệ thống renin – Engiotensin - aldosterone, liên quan giữa Kallikrein với hydroxyproline, trong quá trình hạ áp có thể cải thiện tính nhạy cảm với các phản xạ của SHR [101]. Đặc điểm hạ áp của hoàng kỳ là tốc độ nhanh, thời gian ngắn, phải dùng thuốc liên tục dễ gây hiện tượng gây nhờn thuốc.

    Tang kí sinh, cành và lá chứa các avicularin, quercetin… , thường được sử dụng ĐT THA nguyên phát. Nước sắc tang kí sinh tươi tiêm tĩnh mạch cho thỏ, chó đã gây mê, nhận thấy có tác dụng hạ HA rõ rệt [76]. Các NC đã chỉ ra rằng tang kí sinh thông qua điều tiết nồng độ hormone trong huyết thanh, giải phóng ra các vật chất hoạt tính huyết quản và hàm lượng nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi (basic fibroblast growth factor; bFGF) mà đạt được tác dụng bảo vệ các tế bào nội môi động mạch có kích thước trung bình và nhỏ, và đảo ngược sự gia tăng của các tế bào cơ trơn, mà đạt được hiệu quả ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch. Điều này, có tác dụng đối với ĐT và ngăn chặn các biến chứng gây tổn thương CQĐ do THA gây nên.

    Đỗ trọng, trường Đại học Wisconsin ở Mỹ nghiên cứu, thành phần chính của đỗ trọng có tác dụng hạ HA là nhờ pinoresinol glycosides. Dịch chiết của đỗ trọng có tác dụng ức chế sự oxy hóa của low density lipoprotein (LDL) và tác dụng hạ HA , TDĐT hạ HA ổn định, không độc, không có TDKMM, chủ yếu là thông qua tác dụng giãn mạch trực tiếp và ức chế trung khu vận mạch, mà đạt được tác dụng hạ áp.
    Hoa hòe (xem phần viết về thành phần của thuốc nghiên cứu trang 25)
    Khổ qua vị đắng, tính mát có tác dụng lợi niệu, hạ áp. Khổ qua còn có tác dụng trị rôm sẩy, giải độc. Trẻ em sởn nốt mẩm ngứa, mọc rôm sẩy dùng nước mướp đắng để tắm sẽ có tác dụng rất tốt [76].
    Ngưu tất (xem phần viết về thành phần của thuốc nghiên cứu trang 25)
    Râu ngô, là vị thuốc hạ áp rất hữu hiệu. Râu ngô có tác dụng tăng lượng nước tiểu từ 3 đến 4 lần nên có tác dụng hạ áp tốt. Râu ngô, còn làm tăng sự bài tiết của mật và làm giảm lượng bilirubin trong máu nên có tác dụng lợi mật [76].
    Tâm sen, người cao HA thường đau đầu, mất ngủ. Tâm sen có chứa nucifera có tác dụng dưỡng tâm an thần chữa mất ngủ. Tâm sen hay dùng để hãm chè uống buổi tối dành cho người mất ngủ giấc ngủ sẽ sâu và ngon hơn [76].
    Ý dĩ, hay còn gọi là hạt bo bo. Ý dĩ vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn. Ý dĩ còn dùng kèm trong các vị thuốc để hỗ trợ điều trị cao HA . Ý dĩ sao vàng còn có tác dụng kiện tỳ rất tốt dùng khi cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa kém [76].

    Trong Đông Y còn rất nhiều vị thuốc điều trị cao HA tốt nhưng NCCCTD và hiện đại hóa thuốc YHCT còn nhiều tồn tại và lâu dài.

    1.2.3.4. YHCT nghiên cứu cơ chế tác dụng của các bài thuốc có tác dụng hạ áp và ứng dụng của nó trên lâm sàng

    Căn cứ vào kết quả NC thực nghiệm trên động vật và thử nghiệm LS, cho thấy, CCTD hạ HA của các bài thuốc YHCT được NC ở nhiều phương diện, nhiều mục tiêu, nhiều giai đoạn khác nhau, tất cả nhằm phát huy tác dụng hạ HA được hiệu quả nhất. Đại đa số các bài thuốc YHCT có tác dụng hạ áp đều có tác dụng bổ ích can thận, ích khí hoạt huyết. Các bài thuốc này không chỉ có hiệu quả hạ HA , còn có hiệu quả ngăn chặn sự xơ cứng động mạnh. Có báo cáo cho rằng các bài thuốc tư can bổ thận, ích khí hoạt huyết chính là biểu hiện tăng cường hoạt động của enzym xúc tác tổng hợp oxide nitric chất gây giãn mạch kéo dài, làm cho oxide nitric tổng hợp tăng nhiều, đồng thời thông qua ức chế Endothelin chất gây co mạch và yếu tố hoại tử khối u, duy trì sự bình ổn của quá trình chuyển hóa của nitric ocide và endothetin, mà phát huy tác dụng ích khí, hóa ứ, hạ HA . BCLT đối với các chứng trạng ở BN THA có thể đạt được HQĐT là 70% -80%, tiến hành NC các bài thuốc phục phương hạ áp được kết hợp mục tiêu là HQĐT các chứng trạng với hiệu quả hạ HA có rất nhiều, bài thuốc có hiệu quả hạ áp rõ rệt như thiên ma câu đằng ẩm, nhị tiên thang, lục vị địa hoàng thang, trường sinh giáng áp dịch, từ thạch ngũ thảo thang, cầm liên ôn đởm thang, hoàng liên giải độc thang, viên nén thanh não giáng áp, phục phương thất thược giáng áp, trân cúc giáng áp, bột tễ thủy điệt thổ nguyên, viễn cúc nhị thiên tán, viên nén phục phương hoàng qua đằng, viên nén đỗ trọng giáng áp, dung dịch tiêm sâm mạch …[76].

    Thiên ma câu đằng ẩm, gồm 12 vị là thiên ma, câu đằng, sinh thạch quyết minh, sơn tra, hoàng cầm, ngưu tất, đỗ trọng, ích mẫu thảo,... NC dược lý bài thuốc có tác dụng làm tăng nồng độ nitric ocide (NO) trong huyết thanh chuột THA thể can dương thượng cang trên thực nghiệm, ảnh hưởng đến sự biến đổi nồng độ nitric ocide có khả năng là một trong những cơ chế hạ HA của thiên ma câu đằng ẩm. Tác dụng cải thiện chức năng của tế bào nội bì thành mạch, cơ chế của nó có khả năng là thông qua làm tăng hàm lượng Glutathione peroxidase và Peroxidase là các men chống peroxid hóa màng tế bào, và ngăn chặn sản sinh các gốc tự do, ngăn chặn quá trình peroxid hóa lipid màng tế bào nội bì huyết quản, từ đó mà cải thiện chức năng của tế bào nội bì huyết quản. Thông qua thử nghiệm LS đã phát hiện bài thuốc có TDĐT bệnh THA lâu dài và hiệu quả như mong muốn. Có TDĐT dự phòng biến chứng của THA [76].

    Viên nén phục phương thất thược giáng áp, gồm các vị thuốc là tam thất, bạch thược, thiên ma, đỗ trọng, tang kí sinh, địa long, đan sâm, la bố ma, cát căn, hương phụ, cam thảo. Viên nén Phục phương thất thược giáng áp có khả năng hạ HA nguyên phát ở chuột, làm giảm chỉ số trọng lượng buồng thất trái, huyết tương angiotensinII và nghịch chuyển sự phì đại thất trái. Sử dụng viên nén phục phương thất thược giáng áp điều trị 90 BN THA, HQĐT hạ HA đạt 88.9%, tác dụng hạ HA tương đương với captopril (P>0.05), đối với làm giảm hàm lượng FB và cải thiện sự tập trung tiểu cầu có ý nghĩa thống kê với P<0.05 [76].
     
    Tùng linh huyết mạch khang, là thuốc YHCT đơn thuần được bào chế từ các vị thuốc cát căn, trân châu, lá tùng tươi… Viên nang Tùng linh huyết mạch Khang ngoài có tác dụng hạ HA hiệu quả ở những BN THA, mà còn có tác dụng nghịch đảo chức năng và kết cấu bất thường của cơ tim và thành mạch lớn, làm chậm quá trình tiến triển xơ vữa động mạch. Viên nang Tùng linh huyết mạch Khang sau điều trị một năm, có khả năng làm nghịch đảo độ dày cứng của động mạch cảnh, giảm thấp sự phát sinh các mảng xơ vữa mới ở động mạch, cải thiện chức năng đàn hồi của mạch máu, tình trạng giãn mạch phụ thuộc nội mạch và endothelial huyết tương (ET). Đồng thời với tác dụng hạ HA còn có tác dụng làm nghịch chuyển tình trạng phì đại thất trái, đây là một yêu cầu tất yếu của thuốc điều trị THA hiện đại. Viên nang Tùng linh huyết mạch Khang điều trị THA tâm thu đơn thuần ở người cao tuổi, đặc biệt có các ưu thế là ở người THA giai đoạn 1, giai đoạn 2, có HQĐT tốt, an toàn, cải thiện các triệu chứng rõ rệt, TDKMM ít [76].

    Dung dịch Sâm mạch tiêm, có nguồn gốc từ bài cổ phương sâm mạch tán, do hồng sâm và mạch môn hợp thành, có công hiệu dưỡng khí dưỡng âm, liễm âm chỉ hãn. NC dung dịch sâm mạch tiêm điều trị cho 30 BN THA thể khí âm lưỡng hư, so sánh với NĐC 30 BN được điều trị bằng Sodium nitroprusside. Kết quả cho thấy, tỷ lệ BN có HQĐT nhóm Dung dịch Sâm mạch tiêm là 90%, NĐC có tỷ lệ là 96.7% (P>0.05). Hiệu quả cải thiện các chứng hậu theo quan niệm của YHCT nhóm Dung dịch Sâm mạch tiêm là 93.3% NĐC có tỷ lệ là 60% (P<0.05) [97].

    1.2.3.5. Phương pháp điều trị khác

    Châm cứu đơn thuần điều trị THA sử dụng các huyệt địa thương, túc tam lí, thái xung…, thuốc dùng ngoài, dưỡng sinh, khí công xoa bóp … tất cả các phương pháp này có thể được sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp 2 phương pháp trở lên để điều trị, đều có TDĐT hạ áp.

    Xiaowei chọn dùng châm cứu kết hợp dung dịch tiêm tĩnh mạch ngũ gia điều trị BN THA, và so sánh với nhóm dùng châm cứu đơn thuần điều trị GBP. Nhóm châm cứu chọn các dọc huyệt 2 bên các đốt sống cổ, huyệt thận du, tỳ du là chính, can thận bất túc gia thêm can du, tam âm giao, đại khê, khí huyết bất túc gia tâm du, cách du, túc tam lí, đàm thấp trở lạc gia vị du, túc tam lí, phong long. Thuốc dùng DD glucose 5% x 500ml pha với DD ngũ gia x 20ml, truyền tĩnh mạch chậm, mỗi ngày truyền 1 lần, đồng thời kết hợp châm cứu. Kết quả nhóm châm cứu đạt kết quả 66.67% có hiệu quả, nhóm điều trị kết hợp đạt 89.58% [102].

    1.2.3.6. Nghiên cứu thuốc YHCT có tác dụng hạ áp ở Việt Nam

    Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả NC về các vị thuốc và bài thuốc nam dùng trên LS và thực nghiệm để ĐT THA. Trần Thuý và cs (1995) , lá kiến cò có tác dụng hạ HA trên LS [43]. Nhiều bài thuốc nam đã được NC dưới dạng chè hạ áp trên LS như chè hạ áp do Nguyễn Thanh Thuỳ và cs (1990) có thành phần gồm hoè hoa, ngưu tất, ngũ gia bì, cam thảo dây, hồng bì… có tác dụng hạ áp [22]. Chè hạ áp của Phạm Minh Đức và cs gồm hoè hoa, cúc hoa có tác dụng an thần, lợi tiểu [16]. Bài thuốc “Hạ HA” của viện YHCT Việt Nam thành phần có ngưu tất, đẳng sâm, hoè hoa, cúc hoa, cỏ ngọt, lá sen và vỏ đậu xanh có tác dụng hạ HA. Nguyễn Phương Mai và cs (2000) Bệnh viện YHCT Hà Nội dùng bài thuốc cổ phương “Bán hạ bạch truật thiên ma thang” gia ngưu tất thấy có tác dụng hạ Cholesterol máu, nhưng tác dụng hạ áp không rõ rệt [43]. Trần Quốc Bảo, Bùi Thanh Hà (2011) thuốc HHA dạng cao lỏng được bào chế từ 15 vị thuốc YHCT điều trị cho 30 BN THA gồm 4 thể bệnh YHCT là can dương thượng cang, âm hư dương cang, âm dương lưỡng hư và đàm trọc ứ trệ. HQĐT đạt 83,33% trong đó thể đàm trọc ứ trệ đạt hiệu quả tốt nhất (66,66%), thể can dương thượng cang đạt hiệu quả khá (50,00%), thể âm hư dương cang và âm dương lưỡng hư đạt HQ ở mức độ trung bình là (25-37,5%) [3].

    Các NC trong và ngoài nước, đều nhận thấy, THA là một trong những căn bệnh uy hiếp chủ yếu đến sức khỏe của người dân, là một bệnh tiến triển lâu dài, ngoan cố, gây gia tăng tỷ lệ tổn thương các cơ quan như tim, não, thận, điều trị dùng thuốc cần duy trì lâu dài nhằm giữ cho HA được ổn định trong giới hạn đích. Dù là độc vị hay bài thuốc có TDĐT hạ HA của YHCT không nhanh, không mạnh như thuốc tây y, nhưng tác dụng của nó có những thuyết phục riêng, đồng thời với tác dụng hạ HA, thuốc YHCT còn kiêm thêm các tác dụng khác ở nhiều phương diện khác nhau, nhiều then chốt khác nhau trong CCBS, như có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn, hạ lipid máu, chống oxy hóa ngăn chặn sản sinh ra các gốc tự do có độc cho cơ thể, bảo vệ tế bào nội bì thành mạch, điều tiết các chất vasoactive có tác dụng tăng hoạt tính thành mạch, vì vậy, phục phương YHCT có khả năng cải thiện các triệu chứng LS ở BN THA một cách rõ rệt, có tác dụng nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, và tác dụng bảo vệ các CQĐ cũng có những ưu thế độc đáo. Song, còn tồn tại nhiều vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học, y dược học không ngừng tìm kiếm, đi sâu NC xác định CCTD hạ HA của thuốc YHCT, cần tiến hành NC từ nhiều góc độ khác nhau. Cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta càng có nhiều điều kiện để NC thuốc YHCT một cách có hệ thống, với các mức độ khác nhau, và từ nhiều HQ ứng dụng khác nhau. Các nhà NC hy vọng không lâu trong tương lai bệnh THA, một căn bệnh gây nhiều khốn nhiễu, kéo dài cho người bệnh, sẽ không còn là gánh nặng, không còn thuộc “vấn đề khó” của y học

TIN TỨC KHÁC - Bệnh gút và tăng acid uric trong máu - Tình hình điều trị tăng Acid Uric máu - Tình hình nghiên cứu lâm sàng YHHĐ kết hợp YHCT điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt - Tình hình nghiên cứu YHCT điều trị sỏi hệ tiết niệu - Tình hình Y dược học cổ truyền nghiên cứu điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt - Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc “Thăng thanh giáng trọc thang” trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374