Y học cổ truyền
Điều trị

1. Điều trị cơ bản

1.1. Thực chứng

 


Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, hành khí hoạt huyết. Chủ yếu sử dụng các huyệt du mộ của đường kính túc thái dương và túc thái âm.
Huyệt chính: trật biên, âm lăng tuyền, tam âm giao, trung cực, bàng quang du.
Huyệt phối hợp: nếu có thấp nhiệt nội uẩn gia ủy dương; nếu tà nhiệt thịnh ở phế gia xích trạch; nếu can uất khí trệ gia thái xung, đại đôn; nếu ứ huyết trở trệ gia khúc cốt, thứ liêu, huyết hải.
Thao tác: dùng kim hào châm, tả pháp. Huyệt trật biên dùng kim máng kim châm sâu 2.5-3 thốn, châm hướng mũi kim về phía hội âm thấy có cảm giác là được. Châm huyệt trung cực … ở bụng dưới đầu tiên nên khám bụng gõ kiểm tra mức độ căng chướng của bàng quang, dựa vào sự căng chướng của bàng quang để xác định hướng đi của kim châm. Không được châm đứng kim mà phải châm nghiêng hoặc luồn kim, kim đạt đến vùng hội âm khi bệnh nhân có cảm giác bụng co thắt và giật cơ là được. Mỗi ngày châm 1-3 lần.
Phương nghĩa: trật biên là huyệt thuộc kinh bàng quang, có tác dụng làm tăng khí hóa kinh khí của bàng quang. Huyệt tam âm giao làm thông điều khí huyết của 3 kinh âm, có tác dụng tiêu trừ ứ trệ. Âm lăng tuyền có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp mà thông tiểu tiện. Huyệt trung cực là huyệt mộ của bàng quang, phối với huyệt bàng quang du ở lưng là du mộ phối hợp xúc tiến sự khí hóa bàng quang.

1.2. Hư chứng


Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, ích khí mở bế. Chủ yếu sử dụng các huyệt trên đường kinh túc thái dương, mạch nhâm phối với các huyệt du ở lưng.
Huyệt chính: trật biên, quan nguyên, tỳ du, tam tiêu du, thận du.
Huyệt phối hợp: nếu trung khí không đầy đủ gia khí hải, túc tam lý; thận khí hư hao gia thái khê, phục lưu; vô niệu hoặc bài xuất nước tiểu không có sức gia khí hải, khúc cốt.
Thao tác: trật biên dùng tả pháp, thao tác như trên; các huyệt khác dùng hào châm bổ pháp, cũng có thể dùng ôn châm, mỗi ngày 1-2 lần. Huyệt phối hợp dùng bổ pháp.
Phương nghĩa: Trật biên là huyệt của kinh bàng quang, có tác dụng tăng cường khí cơ của bàng quang. Quan nguyên nằm trên mạch nhâm là huyệt hội của 3 kinh âm, có tác dụng ôn bổ hạ nguyên, cổ vũ khí hóa bàng quang. Tỳ du, thận du bổ ích tỳ thận. tam tiêu du thông điều tam tiêu, xúc tiến khả năng khí hóa của bàng quang.

2. Điều trị khác

 


2.1. Nhĩ châm


Các huyệt: Chọn thận, bàng quang, phế, can, tỳ, tam tiêu, giao cảm, thần môn, hạ chất bì, đốt lưng cùng. Mỗi lần chọn 3-5 huyệt, dùng kim hào châm lực vừa phải, hoặc dùng kim mai tàng gài vào huyệt hoặc dùng hạt vương bất lưu hành dán vào huyệt.

2.2 Bôi dán vào huyệt vị


Chọn huyệt thần khuyết. Dùng thông bạch, băng phiến, ốc dạ hoặc thanh hao tươi, cam thảo, cam toại, liều dùng từng vị thích hợp, trộn lẫn, giã nát sau đó bôi vào vùng rốn rồi dùng vải thưa cố định.
* Ghi nhớ:
1* Châm cứu điều trị bí đái thực sự là có kết quả, có thể tránh được sự khó chịu và nhiễm khuẩn tiết niệu, trong đó hiệu quả cao đối với sự lưu ứ nước tiểu trong bàng quang.
2* Khi bàng quang bị kích thích quá độ, thì huyệt vị vùng bụng dưới cũng bị kích thích.
3* Nếu bế tắc đường niệu do cơ giới hoặc tổn thương thần kinh dẫn tới, nguyên nhân rõ ràng, thì vận dụng điều trị một cách chính xác.
 

GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374