Y học cổ truyền
Kết luận

Đặc điểm của bệnh nhân nhiễm khuẩn đường niệu là nhiễm khuẩn đường niệu mạn tính,  thường xuyên có hiện tượng mỏi lưng, đầy chướng bụng dưới, đái máu kéo dài, một số bệnh nhân có biểu hiện sắc mặt tối, chất lưỡi tím tối, đây là liên quan đến bệnh lâu ngày nhập lạc, nhiệt thịnh huyết ứ. YHCT cho rằng trên cơ bản bổ thận, thanh nhiệt lợi thấp phối hợp với thuốc hoạt huyết hóa ứ thường có thể thu được hiệu quả điều trị cao.

YHCT cho rằng nhiễm khuẩn đường niệu ở phụ nữ thời kỳ có thai cần chú ý vì là thời kỳ âm huyết tập trung dưỡng thai, dễ xuất hiện trạng thái “âm thường bất túc dương thường hữu dư”, nên khi dùng tuốc ngoài thanh nhiệt giải độc, còn cần điều lý khí huyết thích đáng, cố thận an thai, lợi tiểu thông lâm tuy có thể trừ tà, nhưng chỉ thích hợp khi không có thai. Đại hoàng, mộc thông, đông quỳ tử, ngưu tất, cù mạch, vương bất lưu hành, là các thuốc hàn hoạt thông lâm nên phải dùng thận trọng hoặc cấm dùng. Thuốc cố thận an thai có thể chọn dùng thỏ ty tử, đỗ trọng sao, tang kí sinh, nữ trinh tử, hạn liên thảo… YHCT dùng phương thủ sùng tri bá địa hoàng hoàn gia vị, điều trị nữ nhiễm khuẩn đường niệu thời kỳ mang thai đạt hiệu quả cao.

 


Nhiễm khuẩn đường niệu ở người già, đại đa số dai dẳng kéo dài khó chữa, đây là nguyên nhân phần lớn do thể chất của người già khí hư, dương hư, làm cho thấp nhiệt hạ chú mà gây bệnh, cũng cần chú ý hư trung hiệp thực, thực nhiệt thác tạp, không thể dùng các thuốc hàn hàn lạnh dễ tổn thương chính khí. Đối với bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt dùng thuốc ôn bổ phải thận trọng, bệnh phát triển đến giai đoạn tỳ vị hư suy cũng thương là tà khí thấp nhiệt ở giai đoạn cuối, hình thành nên chứng hư thực hiệp tạp, cần công bổ kiêm thi, bổ tỳ ích vị với thanh lợi thấp nhiệt cùng dùng, nếu chỉ đơn thuần dùng thuốc ôn bổ, xu thế tất yếu là sinh nhiệt hợp với tà bệnh, làm cho tà lưu lại không trừ được, tạo thành chứng đóng cửa cấm quân, mà không khỏi được bệnh.

Ngoài ra, nhiễm khuẩn đường niệu không được điều trị triệt để thường có thể chuyển sang mạn tính, chứng trạng thời kỳ cấp tính cải thiện nhanh, nhưng triệu chứng tiêu mất chỉ đủ nói bệnh có tiến triển tốt, vẫn cần tiếp tục điều trị cho đến khi nuôi cấy nước tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh (-) âm tính mới được dùng thuốc, để phòng bệnh tái phát. Viêm đài bể thận dễ tái phát, cần chú ý phù chính bổ hư, tăng sức miễn dịch cho cơ thể, nếu thận hư có thể dùng tri bá địa hoàng hoàn dưỡng âm thanh nhiệt; tỳ hư kết hợp sâm linh bạch truật tán để kiện tỳ trừ thấp. Phù chính để điều động khă năng tự chống lại tà bệnh, mà đạt được mục đích tà được trừ chính được an, bệnh khỏi được hoàn toàn.
 

GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374