Y học cổ truyền
Lâm chứng biện trị

Nhiễm khuẩn tiết niệu là chỉ vi khuẩn xâm nhập vào bất cứ vị trí nào của đường tiết niệu dẫn đến viêm đường niệu. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là phát sốt, mỏi hông lưng, đái nhiền lần trong ngày, đái dắt, đái đau hoặc đái máu, mệt mỏi. Tương đương với chứng bệnh của Y học cổ truyền (YHCT) là “Lâm chứng”, “Lao lâm”.
Y học cổ truyền quy nạp nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu thành 2 nhóm thận hư và bàng quang nhiệt. Cho rằng bất luận nhiễm khuẩn tiết niệu cấp tính hay mạn tính, thì nguyên nhân gây bệnh đều do 2 phương diện thấp nhiệt và thận hư. Phát sinh nhiễm khuẩn tiết niệu thường do các nhân tố gây bệnh như bệnh tiểu đường, thủy thũng (phù) làm tổn thương thận, hoặc kinh nguyệt, phụ nữ có thai, sau đẻ, vệ sinh phòng the không đảm bảo, hao thương thận âm dẫn đến thấp nhiệt tà độc thừa cơ xâm nhập vào cơ thể mà gây bệnh. Nhiễm khuẩn tiết niệu cấp lâu ngày không khỏi có thể chuyển thành mạn tính, cũng có thể tái phát cấp tính, lúc này thấp nhiệt tà dai dẳng làm tổn thương khí âm, chính khí đã bị tổn thương hình thành chứng hư thực hiệp tạp, đây là đặc điểm của nhiễm khuẩn tiết niệu mạn.

 


Lâm chứng biện trị:


1.1. Nhiễm khuẩn tiết niệu cấp


-Nhiễm khuẩn tiết niệu cấp thuộc chứng thực nhiệt, điều trị lấy trừ tà là chính. Thường thấy các biểu hiện sợ lạnh phát sốt, đái buốt đái dắt, đái đau, bụng dưới đầy chướng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác. Điều trị thích hợp với thanh nhiệt lợi thấp thông lâm. Các vị thuốc thường dùng là bạch hoa xà thiệt thảo, đại thanh diệp, hải kim sa, phục linh, sinh địa, biển súc, cù mạch, đạm trúc diệp, hoàng bá, cam thảo.

2. Nhiễm khuẩn tiết niệu mạn

-Nhiễm khuẩn tiết niệu mạn thuộc chứng bản hư tiêu thực, nguyên tắc điều trị là tiêu bản kiêm cố. Cụ thể trên phương pháp điều trị, bổ hư phải căn cứ vào đặc điểm bản chất của bệnh, hoặc tư âm, hoặc bổ khí, hoặc ôn dương; trừ tà cần căn cứ vào tính chất, mức độ hư nhược mà chọn thuốc, như vậy mới đạt được hiệu quả điều trị.
2.1. Thể thấp nhiệt dai dẳng, khí âm lưỡng hư
-Triệu chứng thường gặp là mỏi tức hông lưng, tiểu khó sáp trệ, bụng dưới đầy chướng, mệt mỏi không có sức, họng khô miệng táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch tế sác. Điều trị thích hợp thanh nhiệt lợi thấp, ích khí dưỡng âm. Vị thuốc thường dùng là thái tử sâm, thổ phục linh, bạch hoa xà thiệt thảo, đan bì, sơn thù, sinh địa, hoàng bá, biển súc, cù mạch, mạch đông, ích mẫu.
2.2. Thể thận hư huyết ứ
-Triệu chứng thường gặp là lưng đau mỏi, lao động bệnh nặng lên, tiểu buốt dắt đục, nhỏ giọt, bụng dưới đầy chướng đau, chất lưỡi đạm rìa lưỡi có điểm ứ, rêu lưỡi trằng hoặc vàng mỏng, mạch trầm tế sáp. Điều trị thích hợp bổ thận tư âm, hoạt huyết thông lâm. Vị thuốc thường dùng là thục địa, đỗ trọng, tang kí sinh, đông trùng hạ thảo, trạch tả, ích mẫu, đan sâm, kỷ tử, thỏ ty tử, phục linh, hoàng kỳ, bạch truật, bồ công anh, hoàng bá.
-2.3. Thể tỳ thận lưỡng hư
-Triệu chứng thường gặp sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh chân tay lạnh, lưng mỏi vô lực, bụng chướng đại tiện lỏng, phù mặt phù chi, đái són, nhỏ giọt, đái đêm nhiều, lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế. Điều trị thích hợp kiện tỳ ích thận trợ dương. Vị thuốc thường dùng phụ tử chế, quế chi, ba kích, dâm dương hoắc, hoàng kỳ, ích chí nhân, trạch tả, ý dĩ, phục linh bì, phòng kỷ, kim anh tử, thanh bán hạ.
(1) Bụng dưới đầy, chướng, đau là một trong những chứng thường gặp trong nhiễm khuẩn tiết niệu, cơ chế bệnh sinh của nó là bàng quang thấp nhiệt trở trệ, khí cơ mất thông sướng gây nên, thường trên cơ bản là thanh nhiệt lợi thấp giải độc cần gia thêm các thuốc lý khí như vương bất lưu hành, hạt lệ chi;
(2) Đại tiện khô kết là do bàng quang thấp nhiệt thịnh, truy bức đại tràng mà gây nên, có thể cân nhắc gia thêm đại hoàng;
(3) Do nhiệt lầm tổn thương huyết lạc gây nên đái máu, có thể cân nhắc dùng đan bì, mao căn, đại tiểu kế, bột hổ phách, để lương huyết chỉ huyết;
(4) Đái đục, có thể cân nhắc dùng tỳ giải, ý dĩ, để phân thanh trọc;
(5) Nếu có kết sỏi gia hải kim sa, kim tiền thảo, thạch vi, kê nội kim, để thông lâm bài thạch;
(6) Nếu có hàn nhiệt vãng lai gia sài hồ, hoàng cầm, bồ công anh, để tăng cường thanh nhiệt, hòa giải thiếu dương.
 

GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374