Y học cổ truyền
Biện chứng luận trị

1.Điểm chủ yếu trong biện chứng

Lâm chứng có 6 chứng, các chứng có hư có thực, phần lớn là hư thực hiệp tạp, các loại lâm chứng lại thường dễ chuyển hóa lẫn nhau. Trên lâm sàng biện chứng đầu tiên nên phân biệt 6 chứng, sau đó cần biện chứng hư thực của chứng hậu, chứng hư thực hiệp tạp, cần phân biệt rõ tiêu bản hư thực, phân biệt được cấp hoãn, sau cùng cần biện chứng rõ từng loại lâm chứng chuyển hóa và kiêm chứng.

2. Nguyên tắc điều trị

 


Thực ắt thanh lợi, hư ắt bổ ích, là nguyên tắc điều trị cơ bản lâm chứng. Cụ thể thực chứng chủ yếu là bàng quang thấp nhiệt, điều trị thích hợp thanh nhiệt lợi thấp; nếu nhiệt thiêu đốt huyết lạc là chủ yếu, điều trị là lương huyết chỉ huyết; nếu chủ yếu là sỏi kết tụ, điều trị chủ yếu là thông lâm bài thạch; nếu khí trệ bất lợi là chủ yếu, điều trị là lợi khí sơ uất. Chứng hư chủ yếu là tỳ hư, điều trị là kiện tỳ ích khí; nếu thận hư là chủ yếu,, điều trị thíh hợp là bổ hư ích thận. Đồng thời phải nắm vững và phân biệt chính xác được tiêu bản cấp hoãn, là một trong những điều trọng yếu trong điều trị lâm chứng. Đối với chứng hư thực hiệp tạp, cần thông bổ kiêm trị, xem xét kỹ chứng cấp hoãn của nó mà ưu tiên chứng kiêm trị.

3. Phân loại điều trị

 


(1) Nhiệt lâm

-Tiểu tiện nhiều lần nhỏ giọt, tiểu nóng kích thích, nước tiểu vàng đỏ, bụng dưới chướng co thắt đau, hoặc có hàn nhiệt, miệng đắng, nôn, buồn nôn, hoặc có đau hông lưng, cự án, hoặc có đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác.
-Cơ chế bệnh sinh: thấp nhiệt uẩn kết hạ tiêu, bàng quang khí hóa mất điều.
-Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp thông lâm.
-Phương dược: bát chính tán gia giảm. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm, sử dụng trong chứng nhiệt lâm do thấp nhiệt thiêu đốt hạ tiêu.
-Vị thuốc thường dùng: cù mạch, biển xúc, sa tiền tử, hoạt thạch, tỳ giải có tác dụng lợi thấp thông lâm; đại hoàng, hoàng bá, bồ công anh, tử hoa địa đinh có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
-Nếu có kèm thêm chứng hàn nhiệt, miệng đắng, buồn nôn, có thể gia hoàng cầm, sài hồ để hòa giải thiếu dương; nếu đại tiện bí kết, bụng chướng, có thể trọng dùng sinh đại hoàng, chỉ thực, để thông phủ tiết nhiệt; nếu dương âm nhiệt chứng, gia tri mẫu, thạch cao để thanh nhiệt khí phận; nếu nhiệt độc nhiều ở tam tiêu, dùng hoàng liên giải độc thang hợp ngũ vị tiêu độc ẩm, để thanh nhiệt tả hỏa giải độc; nếu khí trệ, gia thanh bì, ô dược; nếu thấp nhiệt thương âm, bỏ đại hoàng gia sinh địa, tri mẫu, bạch mao căn để dưỡng âm thanh nhiệt.

(2) Thạch lâm


-Trong nước tiểu có cặn sỏi, đái khó, đau, hoặc đái tắc giữa dòng, đau khó chịu niệu đạo, bụng dưới co thắt đau, thường xuất hiện đột ngột, có cơn đau quặn dữ dội một bên bụng hoặc lưng khó chịu đựng. Thậm chí nặng ắt đau lan xuống ngoại âm, trong nước tiểu có máu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền hoặc đới sác. Nếu bệnh sỏi lâu ngày, có thể kèm sắc mặt kém sáng, tinh thần mệt mỏi, khí ít mệt mỏi, lưỡi đạm rìa lưỡi có hằn răng, mạch tế nhược, hoặc bụng lưng đau âm ỉ, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế đới sác.
-Cơ chế bệnh sinh: thấp nhiệt uẩn kết hạ tiêu, nước tiểu chưng đốt sinh thạch, bàng quang khí hóa mất điều.
-Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch thông lâm.
-Phương đại biểu: thạch vi tán gia giảm.
-Vị thuốc thường dùng: cù mạch, biển xác, thông thảo, hoạt thạch, kim tiền thảo, hải kim sa, kê nội kim, thạch vi, xuyên sơn giáp, hổ trượng, vương bất lưu hành, ngưu tất, thanh bì, ô dược, trầm hương.
-Lưng bụng quặn đau, gia thược dược, cam thảo; nếu trong nước tiểu có máu, có thể gia tiểu kế thảo, sinh địa hoàng, ngẫu tiết, bỏ sơn giáp, vương bất lưu hành; bụng dưới chướng đau gia mộc hương, ô dược; kèm có ứ trệ, chất lưỡi tím gia đào nhân, hồng hoa, sơn giáp, tạo giác thích. Thạch lâm lâu ngày, biểu hiện tinh thần mệt mỏi, bụng dưới đầy chướng, là hư thực hiệp tạp, cần tiêu bản kiêm trị, bổ trung ích khí thang gia kim tiền thảo, hải kim sa, đông quỳ tử; lưng gối mỏi mềm, lưng bụng đau âm ỉ, gia đỗ trọng, tục đoạn, bổ cố chỉ; thể hàn chân tay lạnh, tiểu trong dài, gia ba kích, nhục dung, nhục quế; chất lưỡi đỏ miệng khô, thận âm hao tổn, phối thục địa, mạch đông, miết giáp.
-Khi kèm có chứng thấp nhiệt, tham khảo phần điều trị chứng nhiệt lâm. Khi cơn đau quặn thuyên giảm, phần lớn không tự cảm thấy có triệu chứng, có thể thường dùng kim tiền thảo sắc uống. Nếu sỏi quá lớn, gây tắc nghẽn đường niệu, ứ nước bể thận nhiều, thích hợp điều trị phẫu thuật lấy sỏi.

(3) Huyết lâm

-Tiểu nóng nhỏ giọt kích thích, nước tiểu đỏ đậm, hoặc có đái máu cục, đau quặn nhiều đến kịch liệt dữ dội, hoặc có biểu hiện tâm phiền, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
-Cơ chế bệnh sinh: thấp nhiệt đi xuống ở bàng quang, nhiệt  nặng thiêu đốt lạc, bức huyết vọng hành.
-Pháp điều trị: thanh nhiệt thông lâm, lương huyết chỉ huyết.
-Phương đại biểu: tiểu kế ẩm tử gia giảm.
-Vị thuốc thường dùng: tiểu kế, sinh địa hoàng, bạch mao căn, hạ liên thảo, mộc thông, sinh thảo tiêu, sơn chi, hoạt thạch, đương quy, bồ hoàng, thổ đại hoàng, tam thất, mã doi.

-Có biểu hiện ứ huyết, gia tam thất, ngưu tất, đào nhân; nếu xuất huyết không ngừng, có thể gia tiên hạc thảo, bột hổ phách; nếu bệnh lâu ngày thận âm bất túc, hư hỏa nhiễu động âm huyết, biểu hiện chứng tiểu đỏ nhạt, đái đau, khó không rõ ràng, lưng gối mỏi mềm, tinh thần mệt mỏi không có sức, thích hợp tư âm thanh nhiệt, bổ hư chỉ huyết, dùng tri bá địa hoàng thang gia giảm; thận âm hư hao nghiêm trọng gia thục địa hoàng, mạch môn, miết giáp, hạ liên thảo; nếu bệnh lâu ngày tỳ hư khí không nạp huyết, biểu hiện chứng mệt mỏi không có sức, sắc mặt không sáng, dùng quy tỳ thang gia tiên hạc thảo, trạch tả, hoạt thạch.

(4) Khí lâm

-Sau uất nộ, tiểu tiện khó nhỏ giọt, không thông, bụng dưới đầy chướng đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
-Cơ chế bệnh sinh: khí cơ uất kết, bàng quang khí hóa bất lợi.
-Pháp điều trị: lí khí sơ đạo, thông lâm lợi niệu.
-Phương đại biểu: trầm hương tán gia giảm.
-Vị thuốc thường dùng: trầm hương, thanh bì, ô dược, hương phụ, thạch vi, hoạt thạch, đông quỳ tử, sa tiền tử. Bụng dưới đầy chướng, lan  lên 2 mạng sườn, gia xuyên luyện tử, tiểu hồi hương, Quảng uất kim; kiêm có ứ trệ, gia hồng hoa, xích thược, ích mẫu thảo.

(5) Cao lâm

-Tiểu tiện đục, đục trắng như sữa hoặc như nước vo gạo, bề mặt có các hạt mỡ, để lâu lắng đọng, hoặc kèm có cục hoặc dây, hoặc có lẫn máu, có thể có dây máu hoặc máu cục, niệu đạo nóng đau tắc, tiểu không thông tắc nghẽn, miệng khô, rêu lưỡi vàng bẩn, chất lưỡi đỏ, mạch nhu sác.
-Cơ chế bệnh sinh: thấp nhiệt hạ chú, trở trệ lạc mạch, dịch mỡ thoát ra ngoài (dưỡng chấp).
-Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, phân thanh tiết trọc.
-Phương đại diện: tỳ giải phân thanh ẩm gia giảm.
-Vị thuốc thường dùng: tỳ giải, thạch xương bồ, hoàng bá, sa tiền tử, phi liêm, thủy ngô công, tâm của hoa hướng dương, liên tử tâm, liên kiều tâm, đan bì.
-Bụng dưới chướng, tiểu khó, kém thông sướng, gia ô dược, thanh bì; kèm có đái máu, gia tiểu kế, ngẫu tiết, bạch mao căn; tiểu tiện vàng đỏ, nóng đau rõ rệt, gia cam thảo, trúc nhự, thông thảo; kiêm can hỏa, phối long đởm thảo, sơn chi; bệnh lâu ngày thấp nhiệt thương âm, gia sinh địa, mạch môn, tri.

(6) Lao lâm

-Tiểu tiện khó  và có máu không nặng, đau nhẹ không nặng, nhưng nhỏ giọt không ngừng, lúc có lúc không, nếu mệt bệnh nặng lên, lưng gối mỏi mềm, tinh thần mệt mỏi không có sức, bệnh tình dai dẳng, chất lưỡi đạm, mạch huyền nhược.
-Cơ chế bệnh sinh: thấp nhiệt dai dẳng, tỳ thận lưỡng hư, bàng quang khí hóa không điều.
-Pháp điều trị: bổ tỳ ích thận.
-Phương thuốc đại diện: vô tỷ sơn dược hoàn gia giảm.
-Vị thuốc thường dùng: đẳng sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, liên tử nhục; phục linh, ý dĩ, trạch tả, biển đậu; sơn thù, thỏ ty tử, khiếm thực, kim anh, mẫu lệ.
-Trung khí hạ hãm, biểu hiện bụng dưới đầy chướng, đái nhiều lần, đái khó, nhỏ giọt dắt, mệt mỏi nhiều, sắc mặt trắng, đoản hơi ngại nói, chất lưỡi đạm, mạch tế vô lực, có thể dùng bổ trung ích khí thang gia giảm. Nếu thận âm hư, lưỡi chất đỏ rêu ít, sinh thục địa hoàng, quy bản tư dưỡng thận âm; dương hư hỏa vượng, mặt đỏ phiền nhiệt, đái vàng đỏ kèm có đái nóng khó chịu, có thể dùng tri bá địa hoàng hoàn tư âm giáng hỏa; sốt nhẹ, gia thanh hao, miết giáp thanh hư nhiệt dưỡng thận âm; thận dương hư, gia phụ tử, nhục quế, sừng tê giác, ba kích ôn bổ thận dương.

GIỜ KHÁM BỆNH

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
Sáng: từ 8h đến 11h30
Chiều: từ 1h30 đến 9h tối

HOTLINE: TIẾN SỸ NHẠN: 0913.031.374